Vì sao cần nâng cao sức đề kháng khi giao mùa ?
Sức đề kháng là tấm lá chắn bảo vệ sức khỏe tự nhiên của con người. Trường hợp các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ huy động các yếu tố miễn dịch để chống lại những yếu tố gây bệnh.
Trong khi đó, thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển dịch nóng, lạnh đột ngột, kết hợp với tình trạng suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt vitamin và khoáng chất ở nhiều đối tượng chính là điều kiện cho các các yếu tố gây hại phát triển và làm hại sức khỏe con người.
Chính vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm giao mùa là điều vô cùng cần thiết để củng cố lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe, hạn chế và giảm thiểu khả năng gây hại của mầm bệnh.
4 cách đơn giản giúp nâng cao sức đề kháng khi giao mùa
Ngay từ bây giờ hãy áp dụng ngay 4 cách sau đây để củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe trước sự thay đổi thất thường của thời tiết.
Luyện tập thể dục hàng ngày
Trên thực tế, mỗi ngày chỉ cần duy trì luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chơi cầu lông, bóng bàn cũng có thể kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, thể dục thể thao cũng sẽ là phương pháp tốt giúp giải phóng hormone endorphin có tác dụng hỗ trợ giảm đau, xua tan căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Ít người biết rằng giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Điều này có tác động tích cực làm sản sinh ra chất melatonin có tác dụng ức chế estrogen, giúp tăng cường miễn dịch.
Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng có thể làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo, gây ra sự rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng các hormone trong cơ thể. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và trở thành lỗ hổng để các yếu tố gây hại xâm nhập. Do đó, duy trì một trạng thái tinh thần ổn định cũng là một cách để giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn uống đủ chất
Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất sẽ giúp nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sự hoàn thiện và nâng cao của hệ miễn dịch. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin C kết hợp với kẽm có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Do đó cần tăng cường các loại thực phẩm chứa vitamin C và kẽm như cam, chanh, bưởi, ổi, hàu, thịt, trứng, tôm, cua, sò, các loại đậu…
Ngoài ra nên duy trì bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm A, nhóm B và các loại khoáng chất như canxi, magie như cám gạo, ngũ cốc, các loại đậu, thịt, cá, tôm, trứng sữa, các loại dầu oliu, dầu hướng dương, cà rốt, bí ngô, su hào, củ cải, các loại rau xanh…
Lưu ý uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn ở trong trạng thái cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.
Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để đảm bảo bổ sung đa dạng các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm vào từng bữa ăn. Do đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh cũng đang trở thành một lựa chọn ưu tiên dành cho số đông.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 giải pháp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát khi chuyển mùa.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?