Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 giải pháp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát khi chuyển mùa

SKĐS- Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và thường tái phát khi thời tiết chuyển mùa hay khí hậu lạnh. Những biện pháp đơn giản, thực hiện tại nhà có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa bệnh tái phát..

1. Viêm khớp dạng thấp có phổ biến không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tại Mỹ, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khoảng 1,3 triệu người trưởng thành, chiếm 0,6-1% dân số cả nước. Khoảng 35% những người mắc bệnh có các triệu chứng gây cản trở khả năng làm việc của họ.

Ở nước ta, có khoảng 0,55% dân số người lớn mắc bệnh, chiếm 20% tổng số bệnh nhân mắc bệnh khớp nhập viện. Đây là bệnh lý thường gặp ở nữ giới (chiếm tỷ lệ 75%), trong độ tuổi 30-60.

Để điều trị viêm khớp dạng thấp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có một số biện pháp không dùng thuốc có thể giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu hoặc ngăn ngừa, kéo dài khoảng cách tái phát của bệnh.

2. Các biện pháp tự nhiên cho tất cả mọi người

2.1. Kéo căng cơ

Kéo căng cơ xung quanh các khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Một nghiên cứu năm 2015 của các nhà khoa học Anh cho thấy rằng, các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh đơn giản có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở bàn tay và cổ tay. Tuy nhiên, để biện pháp này thực sự hiệu quả, trước tiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh một số bài tập có thể gây căng thẳng, có hại cho khớp.

Ngoài việc thực hiện các động tác kéo căng có mục tiêu, một số hình thức tập thể dục năng động, ít căng thẳng có thể tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng và giảm tác động tổng thể lên khớp, làm chậm sự tiến triển của bệnh như tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, bơi lội, đạp xe…

6 giải pháp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát khi chuyển mùa - Ảnh 2.

Kéo căng các cơ giúp giảm đau do viêm khớp dạng thấp.

2.2. Nhiệt và lạnh

Nhiều bác sĩ khuyến nghị các phương pháp điều trị bằng nhiệt và lạnh để giảm bớt các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Mỗi loại cung cấp các lợi ích khác nhau:

Lạnh

Giúp hạn chế sưng và viêm khớp. 

Lưu ý: Mỗi lần chườm lạnh trong 15 phút. Nghỉ ít nhất 30 phút giữa các lần chườm và không chườm trực tiếp đá lên da.

Nhiệt

Làm thư giãn cơ bắp và thúc đẩy lưu lượng máu. Bạn có thể sử dụng một miếng đệm sưởi ẩm hoặc một chiếc khăn ấm và ẩm chườm lên vùng khớp bị đau.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp nhiệt khi tắm bằng cách để nước ấm dội lên vùng bị đau trên cơ thể. Điều này có thể giúp làm dịu cơn đau và thư giãn các cơ bị cứng.

Lưu ý: Nhiều người thích sử dụng túi chườm nóng bằng lò vi sóng nhưng cần chú ý không để nóng quá vì có thể gây bỏng. Nếu bạn bị cao huyết áp, mắc bệnh tim hoặc đang mang thai thì nên hạn chế sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc spa.

2.3 Nghỉ ngơi cân bằng

Nghỉ ngơi rất quan trọng để điều trị đau nhức khớp. Tuy nhiên, nghỉ ngơi quá nhiều hoặc lối sống ít vận động có thể khiến tình trạng đau nhức khớp trở nên trầm trọng hơn.

Do vậy, cần kết hợp hài hòa, cân bằng giữa nghỉ ngơi và tăng cường tập thể dục, không nên vì đau mà bỏ luyện tập.

2.4. Giảm căng thẳng

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy rằng, căng thẳng, lo lắng có thể làm trầm trọng hơn hoặc khởi phát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Do đó, để giảm nguy cơ tái phát và giảm đau do bệnh, mỗi người cần chủ động giảm căng thẳng bằng cách thực hiện một số biện pháp như yoga, thiền, mát xa, châm cứu…

2.5. Sử dụng thiết bị trợ giúp

Một người sống chung với viêm khớp dạng thấp có thể giảm bớt một số cơn đau bằng cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, đeo nẹp cổ tay có thể giúp giảm đau các khớp cổ tay.

Ngoài ra, còn có các thiết bị trợ giúp khác bao gồm: Dây kéo, dụng cụ mở hộp, máy chế biến thực phẩm và các thiết bị nhà bếp hỗ trợ khác, tay vịn bồn tắm, ghế có thể điều chỉnh, tai nghe không dây và các thiết bị văn phòng khác có thể làm giảm việc sử dụng các khớp bị đau…

6 giải pháp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát khi chuyển mùa - Ảnh 4.

Đeo nẹp cổ tay giúp giảm đau cổ tay do viêm khớp dạng thấp.2.6. Các biện pháp khác.

Ngoài những liệu pháp tự nhiên trên, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể thực hiện chế độ ăn chay, liệu pháp hương thơm hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung… Tuy nhiên, việc thực hiện cần theo hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh gây tổn hại thêm cho khớp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập thể dục phòng và trị đau lưng.

Theo Sức Khỏe Đời Sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm