Nghiên cứu mới được công bố vào ngày 20/7 vừa qua trên tạp chí Khoa học cho thấy bệnh tim có thể làm hỏng quá trình sản xuất hormone giấc ngủ melatonin trong não bằng cách gây tổn thương một nhóm dây thần kinh.
Những dây thần kinh này được tìm thấy ở cổ, là một phần của hệ thống thần kinh tự trị, có chức năng điều chỉnh các quá trình như nhịp thở và nhịp tim.
Do các dây thần kinh bắt nguồn từ nhóm thân cổ trên (SCG) kết nối với cả tim và tuyến tùng - cấu trúc não chịu trách nhiệm sản xuất melatonin - nên các vấn đề về tim thường ảnh hưởng tới cơ quan sản xuất melatonin của cơ thể.
Tác giả chính Stefan Engelhardt, giáo sư dược học và độc học tại Đại học Kỹ thuật Munich, cho biết: “Hãy tưởng tượng hiện tượng này như một hộp công tắc điện. Ở bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ sau bệnh tim, hiện tượng này có thể giống như việc một dây dẫn gặp vấn đề dẫn đến cháy hộp công tắc rồi lan sang dây khác".
Brooke Aggarwal, trợ lý giáo sư khoa học y tế tại Đại học Columbia, nhận định rằng nghiên cứu này "rất quan trọng và kịp thời", đồng thời lưu ý rằng nghiên cứu này "gợi ý một cơ chế mới có thể giải thích lý do tại sao những người mắc bệnh tim dễ bị rối loạn giấc ngủ".
Khó ngủ là một triệu chứng phụ phổ biến của bệnh tim. Có tới 73% người bị suy tim gặp các triệu chứng mất ngủ. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng mức độ melatonin giảm ở những người mắc bệnh tim, nhưng các nhà khoa học không thể giải thích lí do.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu mô não từ những bệnh nhân mắc bệnh tim đã qua đời và từ những người không mắc bệnh tim. Phân tích này cho thấy số lượng sợi thần kinh hoặc sợi trục trong SCG của những người mắc bệnh tim ít hơn so với người không mắc bệnh tim. SCG của những người mắc bệnh tim cũng xuất hiện sẹo và phình to ra rõ rệt.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng vì những phân tích này chỉ được tiến hành trên 16 người cùng một số thí nghiệm khác trên loài chuột, nên những phát hiện này cần phải nghiên cứu thêm để tìm hiểu các cơ chế thúc đẩy tế bào miễn dịch đến SCG. Điều này có thể liên quan đến việc nghiên cứu các tế bào thần kinh liên kết tim và tủy sống, cũng như các protein truyền tin cytokine triệu tập các đại thực bào.
Theo thời gian, nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện này có thể mở đường cho việc phát triển các loại thuốc mới để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ do bệnh tim gây ra. Engelhardt kỳ vọng: “Việc tiếp theo chúng ta cần làm là tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nhằm xác định sự hiệu quả của liệu pháp melatonin trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân mắc bệnh tim mãn tính. Nếu thử nghiệm này thành công, thì rất nhiều bệnh nhân tim sẽ có thể tránh được những tác dụng phụ không mong muốn bởi thuốc ngủ thông thường".
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dầu lạc thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.