Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí kíp giảm cân, vóc dáng thon gọn chỉ với một sợi dây

Nhảy dây từ lâu đã là một trò chơi thể thao phổ biến ở các trường học và sân chơi. Tuy nhiên, ngày nay, nhảy dây đang dần trở thành một hình thức tập luyện cardio và sức bền được nhiều người lựa chọn. Với những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc cũng như tính đơn giản, dễ thực hiện, nhảy dây xứng đáng được đưa vào thói quen tập luyện hàng ngày của bạn.

Nhảy dây là một bài tập đơn giản, rẻ tiền mà hầu hết mọi người đều có thể học và thực hiện gần như ở mọi nơi với rất ít trang thiết bị cần thiết. 

Nhảy dây - bài tập thể dục đơn giản chỉ cần một chiếc dây

Chỉ cần một chiếc dây nhảy là bạn đã có thể bắt đầu tập luyện bộ môn này. Nhiều phòng tập thể hình đã cung cấp các lớp học nhảy dây, hoặc bạn có thể tìm kiếm các khóa học video miễn phí hoặc trả phí trực tuyến.

Vì khiến tim đập nhanh và máu lưu thông tốt hơn, nhảy dây được xem là bài tập thể dục nhịp điệu. Nó có thể giúp bạn đáp ứng các mục tiêu hoạt động thể chất của mình (chuyên gia khuyến nghị nên có ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần).

Khi thực hiện đúng cách, nhảy dây cũng rất dễ chịu cho các khớp. Các chuyên gia cho biết nhảy dây rất nhẹ nhàng đối với khớp (nếu nhảy đúng cách, người nhảy chỉ nên nhảy cao tối đa 2,5cm so với mặt đất, đủ để vượt qua dây).

Nhảy dây là bài tập thể dục tuyệt vời cho tim mạch và sức bền, nhưng không hiệu quả để tăng cường cơ bắp và rèn sức mạnh. Để tăng cơ, bạn có thể kết hợp nhảy dây với các bài tập cơ như tập tạ hoặc các bài tập kháng lực. Tuy nhiên, cũng có cách sử dụng dây nhảy để tập luyện sức mạnh và kháng lực, ví dụ như dùng dây nặng hơn.

Những lợi ích sức khỏe tiềm năng khi tập nhảy dây

Với một bài tập đơn giản, nhảy dây mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần.

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ phát hiện ra rằng ở nam thanh niên, 10 phút nhảy dây cũng hiệu quả như 30 phút chạy bộ đối với sức khỏe tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kết hợp hoạt động thể dục aerobic (như nhảy dây) không chỉ làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ mà còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, sa sút trí tuệ và một số bệnh ung thư.

  • Tăng cường sức bền

Nhảy dây là cách tuyệt vời để phát triển sức bền. Vì kết hợp cả tập thể dục nhịp điệu và tập luyện sức mạnh, đây là bài tập đơn giản hiệu quả để tăng cường sức bền. Một nghiên cứu công bố năm 2022 kết luận rằng chương trình nhảy dây 12 tuần đã cải thiện hiệu quả sức mạnh và sức bền ở các vận động viên.

  • Cải thiện phối hợp vận động và thăng bằng

Bản chất nhịp nhàng khi vừa nhảy vừa đưa dây lên xuống phối hợp tay, chân và cơ thể. Một nghiên cứu với các cầu thủ bóng đá trẻ cho thấy việc bổ sung nhảy dây vào quá trình tập luyện giúp cải thiện khả năng phối hợp vận động và thăng bằng tổng thể. Các nhà khoa học đã kết luận nhảy dây là công cụ tuyệt vời để cải thiện phối hợp tay-mắt và nhịp điệu.

  • Tăng cường sức chứa phổi

Thể tích không khí phổi có thể chứa là thước đo quan trọng cho sức khỏe phổi, và nhảy dây có thể giúp tăng sức chứa phổi. Trong một nghiên cứu công bố năm 2017 trên các phụ nữ thừa cân ở độ tuổi 20 thực hiện các bài tập nhảy dây trong 4 tuần, họ đã có sức chứa phổi tốt hơn.

  • Cải thiện khả năng nhận thức

Ngoài lợi ích về thể chất, nhảy dây cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Nhảy dây có thể nâng cao các chất hóa học não giúp duy trì sự tập trung. Đây cũng là bài tập thể dục nhận thức, buộc bạn phải tập trung cao độ vào bài tập (không giống các bài cardio khác như chạy bộ). Nếu bạn mất tập trung hay để tâm trí lang thang, bạn sẽ vấp ngã. Vì vậy nhảy dây được coi là một bài thiền chuyển động.

Nhảy dây có giúp giảm cân hiệu quả không?

Các bài tập thể dục tim mạch (cardio) đốt cháy rất nhiều calo, nên chúng rất hiệu quả trong việc giảm cân. Nhảy dây là một trong nhiều bài tập cardio tạo ra thâm hụt calo dẫn đến giảm cân. Tất nhiên, bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn khi kết hợp nhảy dây với chế độ ăn lành mạnh. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bổ sung bài tập nhảy dây vào chế độ ăn hạn chế calo đã cải thiện kết quả giảm cân ở người trẻ. Đồng thời, tính linh hoạt vô hạn của các bài tập nhảy dây có thể giúp bạn duy trì sự nhất quán. Nếu bạn muốn giảm cân, điều quan trọng là phải tìm một hình thức tập thể dục thú vị, cung cấp nhiều sự đa dạng để không bao giờ nhàm chán và duy trì sự nhất quán.

Trang bị cần thiết cho các bài tập nhảy dây

So với một số hình thức tập luyện cần những thiết bị đắt tiền, nhảy dây tương đối đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên đầu tư hơn chứ không chỉ một chiếc dây thông thường. Hãy cân nhắc những thiết bị sau:

  • Dây nhảy: Chiếc dây có thể làm từ bất kỳ chất liệu nào bạn thích, như bông dệt, nhựa nylon hoặc polyurethane. Chọn tay cầm vừa vặn, dễ cầm và phù hợp chiều cao của bạn.
  • Dây nhảy có trọng lượng: Để tăng cường độ, hãy sử dụng dây nhảy có trọng lượng. Sử dụng dây có trọng lượng có thể tăng đốt cháy calo cũng như tạo cơ. Nếu bạn mới tập, hãy bắt đầu với dây nhảy nhẹ và từ từ tăng trọng lượng dây.
  • Thảm nhảy dây: Mặc dù không hoàn toàn cần thiết, nhưng nếu bạn muốn đệm lót thêm cho các khớp, bạn có thể đầu tư mua một tấm thảm. Thảm không trơn trượt, hấp thụ tốt lực tác động là lựa chọn tốt nhất.
  • Giày thể thao phù hợp: Nhảy dây chân đất hoặc dép có thể dẫn đến chấn thương. Trang bị cho các buổi tập nhảy dây với giày thể thao có đệm lót tốt, chất liệu nhẹ và đế bằng.

Nhìn chung, nhảy dây là một hình thức tập luyện tim mạch và sức bền hiệu quả mà ai cũng có thể làm được. Với những lợi ích to lớn đối với sức khỏe, hãy đem nhảy dây trở thành một phần trong chương trình luyện tập hàng ngày của bạn.

 

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm