Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhân COVID-19 bị mất mùi vị - Cần làm gì?

Mất mùi và mất vị là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân COVID-19. Tuy không khiến bệnh trầm trọng nhưng làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút đáng kể.

Mất mùimất vị là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân COVID-19 với tỉ lệ trung bình là 35.8% (mất mùi) và 38.5% (mất vị). Mất mùi và mất vị thường gặp ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là nữ giới. Triệu chứng thường xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

Mất mùi và mất vị là những triệu chứng không nguy hiểm, nhưng chúng gây ra bất tiện trong việc ăn uống, góp phần làm tăng tỉ lệ chán ăn ở người bệnh COVID-19. Từ đó, gia tăng nguy cơ sụt cânsuy dinh dưỡng, mà hậu quả cuối cùng là giảm sức đề kháng.

Mất mùi và mất vị thường gặp ở bệnh nhân COVID-19.

Thời gian mất mùi và mất vị ở bệnh nhân COVID-19

Mất vị thường liên quan đến mất các vị cơ bản bao gồm: Mặn, ngọt, chua, cay, đắng... Người bệnh COVID-19 thường diễn tả ăn cái gì cũng thấy nhạt.

Việc mất mùi và vị thường cải thiện theo thời gian. Trung bình người bệnh cải thiện triệu chứng sau 2 tuần. Phần lớn sẽ cải thiện sau 4 tuần.

Chỉ có một tỷ lệ nhỏ là bị kéo dài. Trong một số ít trường hợp, thời gian hồi phục người bệnh có hiện tượng tăng nhạy cảm mùi (cảm giác khó chịu với một mùi mà trước đây là bình thường, giống như triệu chứng ốm nghén ở bà bầu), hoặc có rối loạn mùi hoặc xuất hiện mùi lạ- Mặc dù trên thực tế không có những vật có mùi đó xung quanh (ví dụ ngửi thấy mùi xà bông, kim loại, hóa chất, thối rữa…).

Mất mùi và vị làm giảm mức độ thỏa mãn với bữa ăn, khiến người bệnh COVID-19 thấy khó chịu.

Một số ít có rối loạn cảm giác của lưỡi (cảm giác tê, châm chích ở lưỡi). Trong thời gian hồi phục, cảm giác về vị trở lại không đồng đều, một số vị trở lại sớm hơn (ví dụ ngọt, mặn).

Do đó, người bệnh COVID-19 có thể cảm nhận được vị chủ đạo của một thực phẩm (ví dụ như trong lúc hồi phục, người bệnh chỉ cảm nhận được lại vị ngọt trong tương cà, tương ớt mà không cảm nhận các vị khác).

Mất mùi và vị làm giảm mức độ thỏa mãn với bữa ăn và làm người bệnh khó chịu. Mặc dù mùi và vị thức ăn là các yếu tố đóng góp vai trò lớn trong sự thỏa mãn bữa ăn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác góp phần vào sự ngon miệng mà trong bối cảnh này cần phát huy.

Các yếu tố đó bao gồm cấu trúc thực phẩm, nhiệt độ thực phẩm, hình thức trình bày, không khí bữa ăn và ký ức về thực phẩm.

Người bệnh COVID-19 cần làm gì để khắc phục chứng mất mùi vị?

Theo khảo sát thực tế ở bệnh nhân COVID-19, rút ra những nhận xét sau đây:

Người bệnh COVID-19 thường diễn tả là họ cảm thấy vui miệng hơn khi ăn các thức ăn có cấu trúc khác nhau như giòn (ví dụ trong bánh xì - nách, cá chiên giòn, hạt điều…), cảm giác dai (ví dụ trong rau câu), cảm giác mềm (ví dụ trong bánh flan).

Do đó, việc trước tiên là hãy tận dụng các cấu trúc khác nhau của thực phẩm.

Người bệnh COVID-19 không mất cảm nhận nhiệt độ thực phẩm. Vì vậy, nên tận dụng thực phẩm với nhiệt độ khác nhau: Ví dụ như lạnh trong kem, sữa chua, trái cây ướp lạnh… nóng trong cơm nóng, canh nóng, cà phê, trà nóng…

Người bệnh COVID-19 nên tận dụng không khí bữa ăn và trình bày thực phẩm để bù đắp cho giảm mùi vị.

Nên tận dụng ký ức thực phẩm, hay nói cách khác là ăn các món quen thuộc, yêu thích của bản thân để cảm nhận độ ngon của món đó qua việc nhớ lại chúng trong những lần ăn trong quá khứ.

Người bệnh COVID-19 nên tận dụng không khí bữa ăn và trình bày thực phẩm. Người ta nói "bát sạch ngon cơm", do đó nên trình bày bữa cơm đẹp mắt và ăn chung với các thành viên khác trong gia đình sẽ góp phần làm gia tăng độ ngon miệng.

Ngoài ra, trong giai đoạn hồi phục, người bệnh tránh nêm quá nhiều gia vị mặn, ngọt vào thực phẩm để cảm nhận vị, mà nên sử dụng thêm các loại rau mùi, hành, tỏi để làm gia tăng vị của các món ăn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 dấu hiệu nhiễm COVID-19 cần cảnh giác ngay cả khi đã tiêm vaccine.

TS. BS Trần Quốc Cường - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm