Sống thọ vẫn luôn là niềm mong ước của nhiều người. Nhờ sự tiến bộ của khoa học nói chung và y học nói riêng, tuổi thọ trung bình của con người đã cao hơn trước rất nhiều. Bên cạnh đó, các bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao cũng ra đời nhiều hơn và là mối đe dọa cho sự sống của con người.
Theo bác sĩ Shang Shu (chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Nhân dân số 5 Thẩm Dương): Bệnh viện chỉ là cách giải quyết tạm thời khi cơ thể bạn mang bệnh. Nền y học hiện đại không phải là “chiếc ô” che chắn cho bạn khỏi tất cả nguy cơ mắc bệnh. Để có thể sống lâu và sống khỏe mạnh, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dưỡng chất và vận động thường xuyên. Vị bác sĩ cũng cho rằng, những người đi bộ lâu năm thường có tuổi thọ kéo dài và hệ thống miễn dịch ổn định.
Người đi bộ lâu năm, cơ thể sẽ có những thay đổi tuyệt vời
Đi bộ được biết đến là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất. Việc tập luyện không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, tốc độ đi bộ có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào mục đích tập luyện và thể trạng sức khỏe.
Đi bộ không chỉ là bài tập vận động cho chi dưới, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc đi bộ thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe cho nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như:
- Não bộ: Thúc đẩy não giải phóng endorphin, giúp giảm cảm giác đau và tăng khoái cảm dẫn đến tăng cảm giác hạnh phúc.
- Phổi: Tăng dung tích phổi và giảm cảm giác thèm hút thuốc của người nghiện thuốc lá.
- Lưng: Tăng cường sức mạnh của cơ lưng, tránh tổn thương cho lưng trong hoạt động hàng ngày.
- Xương: Rèn luyện sức mạnh của xương và cơ bắp của chân và bàn chân.
Ông Fowler (một bác sĩ y khoa nổi tiếng của Mỹ) nhận định: Nếu mỗi ngày bạn đi bộ khoảng 10 phút sẽ giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Đi bộ 20 phút mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và đột quỵ, từ đó kéo dài tuổi thọ. Người trên 60 tuổi, mỗi tuần đi bộ 3 lần, thời gian tập khoảng 45 phút/ngày sẽ duy trì được chức năng của não bộ, giúp nhận thức tốt hơn và tránh sa sút trí tuệ.
Lưu ý cách đi bộ đúng chuẩn, tốt hơn ngàn liều thuốc bổ
1. Đổ mồ hôi khi đi bộ: Mạch máu đàn hồi tốt
Việc đổ mồ hôi trong quá trình vận động không những làm mát cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình thải độc thông qua tuyến mồ hôi. Ngoài ra, tiết mồ hôi nhiều còn kích thích quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi và tăng cường sức khỏe mạch máu.
2. Đi bộ kết hợp vặn mình: Bảo vệ dạ dày và ruột
Sai lầm lớn nhất khi đi bộ là không để vùng bụng được vận động. Nếu bạn duy trì các bài tập vặn mình, tập luyện cho vùng bụng sẽ giúp tăng cường hoạt động bài tiết, có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Cách tập luyện: Hai tay chống vào hông, hai bàn chân đan vào nhau. Dùng sức cơ bụng để lắc người từ bên này sang bên kia. Lặp lại động tác trong vòng 15 phút, tập luyện khi đi bộ mỗi ngày.
3. Đi bộ thay vì lái xe: Phòng ngừa bệnh tật
Chăm chỉ đi bộ thay vì lệ thuộc vào xe cộ là một cách giúp cơ thể được vận động tốt hơn và phòng bệnh tốt hơn.
Nếu bạn là người bận rộn, không thể dành ra 45–60 phút mỗi ngày cho việc đi bộ thì hãy tranh thủ vận động nhiều nhất có thể. Chẳng hạn thay vì dùng thang máy hãy thay thế bằng việc đi thang bộ, cố gắng gửi xe ở địa điểm xa cơ quan nhất để tranh thủ đi bộ khi đi làm… Hãy tìm mọi phương án phù hợp với bạn, miễn sao gia tăng mức độ cũng như thời gian vận động cơ thể.
4. Đếm một, hai, ba, và bốn khi đi bộ: Tập ngực và phổi
Duy trì được nhịp thở ổn định, hít vào thở ra đúng cách sẽ giúp bạn đi bộ được lâu hơn, đỡ tốn sức hơn. Bên cạnh đó, thở theo nhịp còn tác động tích cực đến hoạt động của phổi và ngực.
Cách tập luyện: Đếm trong đầu 4 nhịp, tương đương 4 bước. Nhịp thứ nhất là nhịp hít vào, đến nhịp thứ tư thì thở ra. Duy trì việc đếm nhịp này trong suốt quá trình tập luyện.
5. Đi bộ kết hợp uốn cong chân: Ngừa bệnh tiểu đường
Mỗi ngày, đi bộ theo phương thức này 5 - 10 phút giúp tăng cường sức mạnh của cơ đùi và cơ bắp, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu và cản trở sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Cách tập luyện: Bước một chân dài về phía trước, sau đó uốn cong chân trước để thực hiện động tác nhún chân. Đặt đùi song song với mặt đất, giữ trong 1 – 2 giây, lặp lại tương tự với chân còn lại.
6. Vỗ nhẹ vào vùng eo: Giảm mỡ bụng
Dư thừa mỡ ở bụng là nguyên nhân gia tăng kích thước vòng eo khiến nhiều người tự ti về ngoại hình. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và hội chứng chuyển hóa. Nếu vòng eo của phụ nữ vượt quá 80cm, của đàn ông vượt quá 85cm thì cơ thể dễ bị thừa mỡ nội tạng . Đi bộ là phương pháp giảm cân và giảm số đo vòng eo hiệu quả.
Cách tập luyện: Khi đi bộ, dùng hai tay vỗ nhẹ vào hai bên trái và phải của thắt lưng. Thực hiện động tác này trong nửa giờ/ngày.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 3 lý do chính tại sao đi bộ lại tốt hơn chạy.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.