Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm thường gặp khi đi bộ

Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản và hiệu quả nhưng có nhiều sai lầm mà mọi người hay mắc phải khi đi bộ, khiến bạn không đạt được mục tiêu của việc đi bộ và làm tăng nguy cơ chấn thương.

Lợi ích lớn nhất của việc đi bộ là mọi người đều có thể luyện tập. Đi bộ rất hiệu quả, bạn có thể đi bộ ở bất cứ đâu và không cần phải có trang phục hay phụ kiện gì đi kèm cả. Bạn chỉ cần có trang phục thoải mái và có một đôi giày phù hợp, vậy là đủ. Bạn cũng không cần thiết phải đi bộ quá lâu, chỉ cần vài phút mỗi ngày là đủ.

Đi bộ là một hình thức vận động cường độ thấp, là lựa chọn tuyệt vời cho những người gặp phải các vấn đề về khớp hoặc các vấn đề sức khoẻ khác khiến bạn không thể chạy bộ hoặc không thể luyện tập các bài tập cường độ cao khác.

Tuy nhiên, điều làm bạn có thể sẽ khá ngạc nhiên là có rất nhiều sai lầm mà nhiều người mắc phải khi đi bộ. Một số sai lầm có thể dẫn đến các chấn thương không đáng có. Một số sai lầm nhỏ có thể khiến việc đi bộ của bạn mang lại ít lợi ích và ít sự thoải mái hơn, từ đó ảnh hưởng đến động lực luyện tập của bạn.

Đi sai loại giày

Để tránh chấn thương, tốt nhất, bạn nên lựa chọn một đôi giày phù hợp. Đó nên là một đôi giày thể thao vừa chân, giúp bạn cảm thấy thoải mái và có những sự hỗ trợ cần thiết. Rất nhiều người đang đi giày không vừa với chân của mình. Đi giày quá chật hoặc quá rộng có thể khiến chân bị cọ xát, gây nứt chân, phồng rộp, và đau chân.

Nếu giày đã vừa chân bạn nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái, bạn nên cân nhắc việc mua thêm các tấm lót giày. Tấm lót giày sẽ có tác dụng giảm bớt lực tác động lên chân bạn và cung cấp các sự hỗ trợ cần thiết cho chân và mắt cá chân.

Nên thường xuyên kiểm tra giày của bạn, đặc biệt là ở các vị trí có thể gây chấn thương như . Thông thường, bạn cần sẽ phải thay giày sau khoảng 800km đi bộ. Bạn cũng nên thử giày mới trước khi sử dụng để đi bộ đường dài. Hãy đi giày mới để đi bộ quanh nhà hoặc đi các quãng ngắn trước khi bắt đầu đi một đoàn đường dài để làm giảm nguy cơ bị cọ xát hoặc phồng rộp.

Vung tay quá nhiều hoặc quá ít

Khi đi bộ, việc vung tay sẽ giúp bạn giữ thăng bằng với chân. Thông thường, tay sẽ vung ngược chiều với chân. Tay chỉ nên vung ở mức độ vừa phải để bạn không bị mất thăng bằng và than người luôn giữ ổn định. Bạn càng đi bộ nhanh và mạnh, khả năng bạn vung tay mạnh càng cao. Nếu bạn chỉ đi bộ để thư giãn, bạn sẽ không cần phải chuyển độngt ay quá nhiều. Hãy cố gắng thư giãn và để tay vận động tự nhiên.

Căng cứng cổ và vai

Khi đi bổ, vai và cổ của bạn nên thả lỏng. Khi mới đi bộ, có thể cổ và vai của bạn sẽ hơi căng cứng một chút. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài từ 20-30 phút, sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái và khiến việc đi bộ trở nên khó chịu. Bạn nên thử cách này: cứ mỗi 10 phút, bạn nên kiểm tra xem vai của mình có đang thả long và tay đang chuyển động tự do không, cổ có đang ở vị trí trung tâm (bạn không cúi xuống cũng không ngửa cổ lên quá) hay không.

Bước quá rộng

Khi đi bộ, cố gắng bước đi rộng bằng vai. Bạn có thể bước dài hơn một chút, nhưng không nên bước quá dài. Bởi bước quá dài sẽ khiến bạn bị mất thăng bằng và vô hình chung sẽ làm tăng áp lực lên bàn chân và cẳng chân, đẫn dến đau và các chấn thương ở vùng ống chân.

Bạn không cần thiết phải suy nghĩ về cách bước đi trong từng bước. Nhưng cố gắng bước ngắn và nhanh hơn để làm tăng nhịp độ vận động, thay vì cố gắng bước thật dài. Việc này cung sẽ giúp cột sống bạn được giữ thẳng hơn và giảm áp lực lên lung hoặc hông.

Đi bộ khi đang bị đau.

Cũng giống như các bài tập khác, tốt nhất không nên luyện tập khi đang bị đau. Nếu cố gắng luyện tập khi đang bị đau, có thể dẫn đến sung, khó chịu và thậm chí là chấn thương. Bạn nên đi bộ với mức độ vừa phải, đủ để bạn cảm thấy thoải mái và hoàn thành bài tập đi bộ, sau đó hãy tăng dần khoảng cách và thời gian luyện tập theo từng tuần hoặc từng tháng. Đặc biệt nếu bạn mới bị chấn thương, thì việc bắt đầu luyện tập chậm và thấp là rất quan trọng để làm giảm nguy cơ chấn thương. Nếu bạn bắt đầu với bài tập quá nặng hoặc đi quá xa, nguy cơ chấn thương sẽ tăng lên, làm ảnh hưởng đến kế hoạch luyện tập và làm giảm động lực luyện tập của bạn.

Nếu bạn bị đau ở bất cứ khu vực nào, bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hông hoặc gặp phải các vấn đề về đi bộ,n hãy đến gặp bác sĩ  trước khi luyện tập.

Đi bộ với cường độ quá thấp.

Đi bộ không nhất thiết lúc nào cũng phải là một bài tập cường độ cao. Đôi khi, bạn chỉ muốnd di bộ dạo chơi một lát và không muốn luyện tập thể thao. Điều đó không có gì là sai cả. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là đi bộ để tập luyện, bạn nên đi bộ với cường độ trung bình. Luyện tập với cường độ trung bình phù hợp với hầu hết tất cả mọi người và cung cấp nhiều lợi ích về sức khoẻ.

Bạn có thể đo lường cường độ luyện tập bằng nhiều cách, nhưng cách đơn giản nhất là theo dõi hơi thở. Nếu bạn vừa đi có thể vừa nói chuyện nhưng không thể vừa đi vừa hát được, thì đó là luyện tập mức độ trung bình.

Quên không uống nước

Vấn đề này có nghiêm trọng hay không sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu bạn ở trong khu vực thời tiết ấm, ẩm, bạn nên mang theo nước nếu đi bộ trên 30 phút. Nếu trong môi trường lạnh hơn, bạn nên uống nước nếu đi bộ trên 1 tiếng. Thường xuyên uống nước là một cách tốt để giúp bạn giữ nước và tránh cảm giác khó chịu vì uống quá nhiều nước. Nhớ uống nước trước khi luyện tập 1-2 giờ, uống nước nhiều lần trong suốt cả ngày để cân bằng giữa việc uống quá ít nước và uống quá nhiều nước.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về phân bố mỡ của cơ thể?

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm