HIV và tình trạng sụt cân
Tình trạng sụt cân khi nhiễm HIV, đôi khi còn được gọi là hội chứng suy kiệt do HIV là tình trạng giảm nhiều hơn 10% trọng lượng cơ thể, đi kèm với tình trạng tiêu chảy hoặc suy nhược, sốt kéo dài hơn 30 ngày. Tình trạng này thường gặp ở người bệnh nhiễm HIV giai đoạn nặng. Khối lượng cơ nạc thường sẽ bị mất đi, nhưng đôi khi người bệnh cũng có thể bị mất đi lượng mỡ cơ thể
Mặc dù các biện pháp điều trị kháng virus (ART) có thể giúp làm giảm tỷ lệ bị sụt cân, nhưng thống kê năm 2016 gợi ý rằng có từ 14-38% số người nhiễm HIV sẽ trải qua tình trạng sụt cân này. Cân nặng giảm càng nhiều, nguy cơ tử vong sẽ càng tăng lên. Nguy cơ tử vong sẽ tăng 11% nếu cân nặng đợt khám sau giảm 1% so với lần khám trước.
Tại sao người nhiễm HIV lại sụt cân?
Sụt cân trong bệnh HIV do rất nhiều yếu tố gây ra:
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra do hệ miễn dịch bị suy yếu vì nhiễm HIV, từ đó dẫn đến tình trạng sụt cân. Sụt cân do HIV có thể liên quan các nhiễm trùng cơ hội do :
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Đau và khó nhai, khó nuốt do các vết loét trong miệng cùng với cảm giác nhanh no do các vấn đề về hệ tiêu hoá có thể làm hạn chế lượng thực phẩm mà người bệnh ăn vào. Các bệnh về thần kinh, ví dụ như viêm não do cryptococal có thể ảnh hưởng đến lượng thực phẩm nạp vào hoặc nhận thức về việc đói và khả năng ăn.
Các vấn đề về an ninh lương thực hoặc không thể tiếp cận được với nguồn thực phẩm do các yếu tố về tâm lý, tài chính cũng có thể dẫn đến tình trạng sụt cân do nhiễm HIV.
Thay đổi quá trình chuyển hoá và nội tiết
Nhiễm HIV có thể làm tăng mức năng lượng tiêu hao lúc nghỉ. Giảm năng lượng nạp vào cũng là một trong số những yếu tố chính gây sụt cân. Thay đổi hormone cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và việc nhiễm HIV có thể thay đổi lượng hormone có liên quan đến việc duy trì cân nặng, phát triển và sửa chữa các cơ.
Những người mắc phải tình trạng thiểu năng sinh dục cũng có thể sẽ nhạy cảm ơn với việc giảm cân. Thiểu năng sinh dục là khi các tuyến sinh dục tạo ra rất ít hoặc thậm chí là không tạo ra các hormone sinh dục, ví dụ như testosterone. Lượng testosterone thấp có thể làm chậm quá trình tổng hợp protein hoặc làm chậm quá trình tạo ra protein trong cơ thể, từ đó làm giảm khối cơ nạc. Tăng lượng cytokine hoặc các tế bào protein cũng có thể gây viêm như một cách để kích hoạt hệ thống miễn dịch. Cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách tạo ra chất béo và đường, giảm tạo protein dẫn đến giảm khối cơ nạc.
Phản ứng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, ví dụ như ART dùng để điều trị HIV có thể gây giảm cảm giác ngon miệng hoặc gây buồn nôn và nôn mửa. Các loại tương tác thuốc có thể làm tăng lượng thuốc trong máu, từ đó có thể làm nặng thêm các vấn đề này.
Loạn dưỡng mỡ
Một số loại thuốc điều trị HIV có thể gây loạn dưỡng mỡ hoặc gây rối loạn chuyển hoá chất béo từ vùng này sang vùng khác của cơ thể. Loạn dưỡng mỡ có thể gây giảm mỡ ở các khu vực như mặt, cánh tay, mông và chân nhưng lại gây tăng tích mỡ ở bụng, ngực, vai và sau cổ.
Các vấn đề sức khoẻ tâm thần
Những người nhiễm HIV cũng có thể gặp phải các vấn đề về tâm trạng, lo âu hoặc nhận thức, ví dụ như:
Căng thẳng trong cuộc sống cũng như trong việc điều trị HIV cũng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. HIV và các vấn đề sức khoẻ liên quan có thể làm thay đổi cách não bộ và hệ thần kinh hoạt động.
Một số loại thuốc dùng trong quá tình điều trị HIV có thể có các phản ứng phụ ảnh hưởng đến việc suy nghĩ và cư xử của người bệnh, dẫn đến việc họ có thể ăn ít hơn hoặc nhiều hơn.
Có khi nào việc sụt cân khi nhiễm HIV là điều bình thường không?
Sử dụng ART được chứng minh là có liên quan đến việc tăng cân và liên quan đến các ca bệnh thừa cân béo phì ở người nhiễm HIV. Những người bị thừa cân và béo phì thường có tỷ lệ BMI/mỡ nội tạng cao. So sánh với dân số nói chung, tỷ lệ này cao cùng với việc nhiễm HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường type 2 và một số loại ung thư. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng tăng khoảng 2kg ở người nhiễm HIV sẽ làm tăng 14% nguy cơ mắc tiểu đường, trong khi tỷ lệ này chỉ là 8% ở người bình thường.
Với những người bị thừa cân béo phì và nhiễm HIV, việc giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ nói chung và giảm nguy cơ mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ.
Dự phòng sụt cân khi bị HIV
Thay đổi lối sống và tự chăm sóc bản phân sẽ giúp duy trì cân nặng mong muốn. Những biện pháp này bao gồm
Điều trị sụt cân khi nhiễm HIV
Điều trị sụt cân khi nhiễm HIV bao gồm:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm chủng với người nhiễm HIV- những điều nên biết.
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.
Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.
Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?
Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.
Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.
Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.
Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.