Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu phát hiện nhiễm HIV ở nam giới

Khi nhiễm virus HIV, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, khiến việc phát hiện khó khăn, thậm chí nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác.

Với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, Việt Nam là nước điều trị HIV/AIDS thành công trên thế giới, cùng với Anh, Thụy Sĩ, Đức.

HIV là bệnh mạn tính, có thể điều trị lâu dài. Tuy nhiên, số người nhiễm mới có tải lượng cao là mối nguy cơ hàng đầu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Ở nam giới, các triệu chứng nhiễm HIV thường không đặc hiệu. Thậm chí, thường bị nhầm với bệnh cúm hoặc các tình trạng nhẹ khác.

Do đó, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV nhưng không phát hiện. Virus diễn biến âm thầm, tình trạng nặng bệnh nhân mới phát hiện và vô tình lây cho nhiều người.

Dấu hiệu nhiễm virus HIV thường không đặc hiệu, có thể bị nhầm sang các bệnh lý khác. Ảnh: Getty

Triệu chứng ban đầu giống cúm

Nam giới nhiễm HIV có triệu chứng giống cúm, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau khi tiếp xúc nguồn lây. Theo Medical News Today, các triệu chứng gồm sốt, phát ban, đau đầu, đau họng, mệt mỏi.

Ngoài ra, ngay ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như sa sút trí tuệ, sụt cân, mệt mỏi nặng. Các dấu hiệu cũng có thể gặp phải nhưng ít phổ biến như loét trong miệng, bộ phận sinh dục, đổ mồ hôi ban đêm, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ bắp, đau khớp, sưng hạch bạch huyết.

Nhiều nam giới có thể gặp phải tình trạng ham muốn tình dục thấp, liên quan nhiễm HIV. Đây là dấu hiệu của việc tinh hoàn không sản xuất đủ hormone testosterone, gây tình trạng rối loạn cương dương, phiền muộn, mệt mỏi, khô khan, lông – râu mọc ít, phát triển mô tuyến vú.

Dấu hiệu phổ biến khác khi nhiễm virus HIV ở nam giới đó là viêm loét trên “cậu nhỏ”. Chúng cũng có thể xuất hiện ở hậu môn hoặc miệng, thực quản, tái phát nhiều lần. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị đau, rát khi tiểu tiện, viêm tuyến tiền liệt.

 

Một bệnh nhân nhiễm HIV bị các phát ban trên tay. Ảnh: Medical News Today.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối - AIDS, virus đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống miễn dịch. Cơ thể không thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Kết quả, bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi cực độ, tiêu chảy kéo dài hơn một tuần, viêm phổi, loét miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, mất trí nhớ, có đốm nâu, đỏ, hồng, tím trên da.

Theo WebMD, không phải mọi bệnh nhân nhiễm HIV đều có những triệu chứng giống cúm trong vòng 4 tuần tiếp xúc nguồn lây. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/3 bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng. Đa số họ không cảm thấy khác biệt khi mắc bệnh.

Chuyên gia gọi giai đoạn này là nhiễm HIV cấp tính (hoặc sơ cấp). Khi đó, virus HIV xâm nhập vào một số tế bào bạch cầu, tạo ra hàng tỷ bản sao, lan truyền khắp cơ thể. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể truyền bệnh sang người lành vì tải lượng virus trong dịch cơ thể rất cao.

Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam và nữ giới

Nghiên cứu về phòng ngừa, điều trị HIV trong những thập kỷ qua đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy vậy, HIV vẫn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hầu hết quốc gia trên thế giới.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), năm 2016, ước tính khoảng 39.782 người được chẩn đoán nhiễm HIV. Số ca chẩn đoán mới đã giảm 5% từ năm 2011 đến 2015. Tuy nhiên, đến năm 2015, Mỹ vẫn có 1,1 triệu người sống chung với HIV.

Tại Việt Nam, trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng nửa triệu người tránh khỏi lây nhiễm HIV. Đồng thời, hơn 150.000 người thoát khỏi tử vong liên quan đến HIV/AIDS.

Ông Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế - cho hay Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV, 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV. Theo ông Cảnh, Việt Nam đã kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.

Trên thế giới, tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới cao hơn nữ giới. Thạc sĩ, bác sĩ Võ Triều Lý, khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết trong khoảng 70 bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối điều trị tại khoa Nhiễm E, số nữ chưa đến 10 người. Các trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm HIV gồm nam quan hệ đồng giới (MSM), gái mại dâm, đối tượng tiêm chích ma túy.

 

Quan hệ tình dục an toàn là cách tránh lây nhiễm HIV và nhiều bệnh lý qua đường sinh dục khác. Ảnh: Getty.

Các bác sĩ chẩn đoán HIV ở nam và nữ bằng cách xét nghiệm mẫu máu hoặc nước bọt. Thử nghiệm này nhằm tìm các kháng thể chống lại virus và mất khoảng 3 đến 12 tuần mới có kết quả.

Một xét nghiệm khác giúp xác định bệnh nhân HIV là tìm kháng nguyên - chất mà virus tạo ra sau khi xâm nhập cơ thể. HIV tạo ra kháng nguyên p24 trong cơ thể, ngay trước khi các kháng thể phát triển.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo nam giới đang sinh hoạt tình dục nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời. CDC cũng cho rằng tất cả người dân từ 13 đến 64 tuổi nên làm xét nghiệm hoặc khi bị phơi nhiễm, nghi ngờ.

Để phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS, chúng ta nên tránh lạm dụng rượu, ma túy; không dùng chung kim tiêm; quan hệ tình dục an toàn; dùng thuốc dự phòng HIV (PrEP) trước phơi nhiễm mỗi ngày, đặc biệt nhóm quan hệ tình dục đồng giới và gái mại dâm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 hiểu lầm về bệnh HIV/AIDS

 

Thiên Nhan - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm