Được chẩn đoán HIV vào tháng 10/2012, tại thời điểm đó, người đàn ông Brazil này có số lượng tế bào CD4 thấp nhất (372 tế bào / mm3) và tải lượng virus (hơn 20.000 bản sao / ml) đặc trưng của bệnh nhiễm trùng mãn tính. Hai tháng sau, anh bắt đầu điều trị bằng efavirenz (Sustiva), zidovudine (AZT) và lamivudine (3TC); thay thế zidovudine bằng tenofovir disoproxil fumarate (TDF) vào năm 2014.
Trong thử nghiệm lâm sàng, người đàn ông 35 tuổi này dùng thêm hai loại thuốc kháng retrovirus, thuốc ức chế integrin dolutegravir (Tivicay) và maraviroc (Celsentri), bên cạnh liệu trình điều trị ba loại thuốc tiêu chuẩn. Ngoài ra, ông đã dùng nicotinamide, một dạng niacin tan trong nước (vitamin B3).
Ông đã trải qua một đợt gián đoạn điều trị được theo dõi chặt chẽ vào tháng 3 năm 2019. Hơn 15 tháng sau, ông tiếp tục có HIV RNA ở mức không thể phát hiện được (dạng vật liệu di truyền virus được đo lường trong xét nghiệm tải lượng virus tiêu chuẩn) cũng như DNA HIV ở mức không phát hiện được (dạng chủ yếu tạo nên ổ virus).
Tuy nhiên, TS Steven Deeks thuộc Đại học California ở San Francisco cho biết, nghiên cứu chỉ bao gồm một cá nhân duy nhất nên kết quả nghiên cứu có thể không đúng cho tất cả mọi người. Đây có thể chỉ đơn giản là một người gặp may mắn với thuốc kháng virus.
Cho đến nay, hai người dường như đã được chữa khỏi HIV. Đó là: Timothy Ray Brown, trước đây gọi là Bệnh nhân Berlin, không có dấu vết của virus HIV có khả năng nhân lên ở bất cứ nơi nào trong cơ thể trong hơn 13 năm. Người đàn ông thứ hai, được đặt tên là Bệnh nhân Luân Đôn, không có tải lượng virus có thể phát hiện được sau gần 3 năm không dùng liệu pháp kháng virus (ART).
Cả hai người đàn ông này đều được cấy ghép tủy xương để điều trị bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch bằng cách sử dụng tế bào gốc từ một người hiến tặng có đột biến gen hiếm gặp là CCR5-delta-32, dẫn đến việc bị thiếu đồng thụ thể CCR5 trên các tế bào T, cửa ngõ mà hầu hết các loại virus HIV sử dụng để tấn công tế bào. Trước khi cấy ghép, họ đã được hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào miễn dịch ung thư, về cơ bản cho phép các tế bào gốc của người hiến tặng xây dựng lại một hệ thống miễn dịch kháng HIV mới. Tuy nhiên, thủ thuật này quá nguy hiểm đối với những người chưa bị ung thư giai đoạn cuối. Hơn nữa, nó đòi hỏi can thiệp y tế chuyên sâu, cực kỳ tốn kém và có lẽ không thể mở rộng quy mô đủ cho hàng triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu không khuyến nghị người bệnh tự làm bất cứ điều gì trong thời điểm này. Đặc biệt, mọi người không nên bắt đầu dùng nicotinamide hoặc niacin vì thuốc có thể gây tác dụng phụ khi dùng liều cao và không khuyến khích người nhiễm HIV tự ý mua thuốc uống cũng như ngừng dùng thuốc kháng retrovirus.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Ca nhiễm virus HIV được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.