Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm chủng với người nhiễm HIV- những điều nên biết.

Virus HIV vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào miễn dịch,khiến cho những bệnh cơ hội dễ dàng xâm nhập. Dù bạn đang bắt đầu,trì hoãn hay đang điều trị HIV, bạn cũng tiêm chủng phò.. [..]

Virus HIV vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào miễn dịch, khiến cho những bệnh cơ hội dễ dàng xâm nhập. Dù bạn đang bắt đầu, trì hoãn hay đang điều trị HIV, bạn cũng nên tiêm chủng phòng ngừa một loạt bệnh như sởi, quai bị, uốn ván và những bệnh nhiễm virus khác, giống như khi bé bạn từng được tiêm.

Thông thường, phải mất 6 tháng để hoàn thành những mũi tiêm này. Tuy nhiên không phải loại vacxin nào cũng có thể tiêm cho người bệnh có HIV.

Có phải cơ chế tác dụng của vacxin nào cũng giống nhau?

Vacxin có 3 loại phòng ngừa kinh điển hay sử dụng:

- Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Ví dụ: các vắc-xin chống cúm, dịch tả, dịch hạch, viêm gan siêu vi A… Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.

- Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Ví dụ: Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, rubellavà quai bị… Vắc-xin sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là một dòng lân cận được gọi là BCG.

- Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Ví dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu…

 
Không phải loại vacxin nào cũng có thể tiêm cho người nhiễm HIV

Một trong những tai biến xảy ra do vắc-xin là nhiễm bệnh, cụ thể là các loại vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch.

Người nhiễm HIV trước tiêm ngừa cần phải kiểm tra sức khỏe. Thông thường bệnh nhân được theo dõi bằng xét nghiệm máu: đếm tế bào CD4. Số lượng tế bào CD4 liên quan mật thiết tới sức đề kháng của cơ thể. Khi CD4 < 200, nghĩa là sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu thì không nên sử dụng tiêm ngừa các loại bệnh thuộc nhóm vắc-xin sống, giảm độc lực.

Các loại bệnh được đề nghị tiêm ngừa bao gồm: viêm phổi, cúm, uốn ván, bạch hầu, viêm gan siêu vi, sởi, quai bị, rubella, dịch tả, thương hàn, sốt vàng và thủy đậu ….

Như vậy, trước khi tiêm người bệnh cần kiểm tra CD4 và cần sự tư vấn chỉ định tiêm ngừa để biết rõ vắc-xin đó thuộc loại nào có thể sử dụng được cho sức khỏe bản thân hay không.

Tuy nhiên, dù có tiêm phòng vacxin được hiệu quả, thì quan trọng nhất trong chế độ chăm sóc HIV đó là việc dùng thuốc kháng virus đầy đủ theo phác đồ. Hãy kiên trì, có chế độ sinh hoạt hợp lí và một tinh thần thật khỏe mạnh.

Theo Nguồn tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm