Nhiều người sẽ sử dụng thuật ngữ "phát ban HIV" để mô tả tổn thương da xảy ra do nhiễm trùng mới. Và trong khi phát ban có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng sớm, chỉ có hai trong số năm người sẽ phát triển triệu chứng như vậy.
Thường không có một loại phát ban hoặc một nguyên nhân gây phát ban đơn thuần ở bệnh nhân HIV. Thực tế là phát ban có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của nhiễm trùng. Xác định nguyên nhân - cho dù đó là liên quan đến HIV hay không – cần sự kiểm tra kỹ lưỡng và đánh giá sự xuất hiện, phân bố và tính đối xứng của tổn thương.
Đợt phát ban có thể xảy ra do nhiễm HIV gần đây và thường xuất hiện từ hai đến sáu tuần sau khi bị phơi nhiễm do kết quả của hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính (ARS).
Phát ban thường có dạng dát sẩn.
Trong khi nhiều bệnh có thể gây ra tình trạng này, thì ban do ARS thường ảnh hưởng đến phần phía trên của cơ thể, đôi khi kèm theo các vết loét ở miệng hoặc bộ phận sinh dục. Các triệu chứng giống cúm cũng rất phổ biến.
Đợt bùng phát thường xảy ra trong một đến hai tuần. Điều trị ARV nên được bắt đầu ngay lập tức sau khi nhiễm HIV được xác nhận.
Viêm da tiết bã là một trong những tình trạng da phổ biến nhất liên quan đến nhiễm HIV, xảy ra ở hơn 80% người mắc bệnh tiến triển. Tuy nhiên, nó cũng thường gặp ở những người bị ức chế miễn dịch vừa phải khi số lượng CD4 dưới 500.
Viêm da tiết bã là một chứng rối loạn viêm da thường ảnh hưởng đến da đầu, mặt và thân. Nó thường xuất hiện trong các vùng da dầu, biểu hiện với màu đỏ nhẹ, vảy da vàng và tổn thương da có vảy. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra nổi mụn xung quanh mặt và sau tai cũng như trên mũi, lông mày, ngực, lưng trên, nách và bên trong tai.
Nguyên nhân của loại phát ban này không hoàn toàn được biết rõ, mặc dù chức năng miễn dịch giảm rõ ràng là một yếu tố quan trọng. Corticosteroid tại chỗ có thể hỗ trợ trong những trường hợp nặng hơn. Những người nhiễm HIV chưa được điều trị nên được cung cấp liệu pháp kháng virus ngay lập tức để giúp duy trì hoặc phục hồi chức năng miễn dịch.
Phát ban có thể xuất hiện do phản ứng dị ứng với một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng vi-rút HIV và kháng sinh. Chúng có xu hướng xuất hiện một đến hai tuần sau khi bắt đầu điều trị, mặc dù chúng có thể biểu hiện chỉ trong một đến ba ngày.
Phát ban có thể có nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là dạng sởi. Nó có xu hướng phát triển ở thân mình đầu tiên và sau đó lan đến tay chân và cổ, đối xứng.
Trong một số trường hợp, phát ban cũng có thể có ở dạng dát đỏ hoặc hồng với các mụn nước nhỏ phía trên.
Phản ứng quá mẫn với thuốc đôi khi có thể kèm theo sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc khó thở.
Dừng dùng thuốc nghi ngờ thường sẽ giải quyết phát ban trong một đến hai tuần, nếu không biến chứng. Corticosteroid tại chỗ hoặc thuốc kháng histamin uống có thể được kê toa để giúp giảm ngứa.
Ziagen (abacavir) và Viramune (nevirapine) là hai loại thuốc HIV có nguy cơ quá mẫn cao nhất, mặc dù bất kỳ loại thuốc nào đều có khả năng phản ứng như vậy.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một dạng quá mẫn có khả năng đe dọa đến tính mạng được thể hiện bằng các tổn thương của nó. Tổn thương da là một dạng hoại tử biểu bì độc trong đó lớp trên cùng của da (thượng bì) bắt đầu tách ra khỏi lớp da dưới (lớp trung bì).
Hội chứng Stevens-Johnson được cho là một rối loạn của hệ thống miễn dịch được kích hoạt hoặc do nhiễm trùng, một loại thuốc hoặc cả hai.
Hội chứng Stevens-Johnson thường bắt đầu với sốt và đau họng khoảng một đến ba tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các vết loét đau đớn trên miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn xuất hiện sớm nhất. Các tổn thương tròn không đồng đều kích thước khoảng 2-3 cm xuất hiện ở mặt, thân mình, các chi và bàn chân. Phát ban thường lan rộng, biểu hiện với các mụn nước hợp thành bọng to với lớp vỏ xung quanh bị vỡ (thường quanh môi)
Điều trị phải được ngừng ngay lập tức khi các triệu chứng xuất hiện. Bạn sẽ cần phải tìm kiếm dịch vụ chăm sóc cấp cứu có thể bao gồm thuốc kháng sinh uống, dịch truyền tĩnh mạch và phương pháp điều trị để ngăn ngừa tổn thương mắt. Hội chứng Stevens-Johnson có tỷ lệ tử vong là 5%.
Viramune (nevirapine) và Ziagen (abacavir) là hai loại thuốc kháng retrovirus có liên quan nhiều nhất đến nguy cơ mắc hội chứng Stevens-Johnson, mặc dù nhiều loại thuốc khác cũng có thể dẫn đến hội chứng này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hội chứng suy nhược do HIV
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại 20 quốc gia trên thế giới và nguyên nhân có thể do Adenovirus 41 gây ra. Vậy adenovirus gây bệnh gì, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại virus này.
Hôi nách tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Hầu hết những người bị hôi nách thường cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, thậm chí là không thoải mái khi đứng cạnh người khác.
Rau mồng tơi tính hàn, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc; chứa chất nhầy pectin chống béo phì, hỗ trợ giảm cân.
Nhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
Nhiễm Adenovirus ở trẻ em đang là vấn đề khiến cha mẹ bận tâm. Vậy các bậc phụ huynh cần biết gì về chủng Virus này? Cùng tìm hiểu nhé.
Bà bầu ăn bắp được không? Ăn bắp (ngô) đúng cách không những giúp đẩy lùi được dị tật thai nhi mà còn giúp kích thích sự phát triển trí não của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi học nói phải nghỉ học do dịch COVID-19, phụ huynh thường ít tương tác với trẻ khiến tình trạng trẻ chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ?
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu cho 2 bệnh nhi ngộ độc do dùng lá lộc mại chữa táo bón. Đây là lời cảnh báo các phụ huynh cần tỉnh táo trước các bài thuốc trị táo bón cho con tại nhà.