Nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi hoặc tự điều trị bằng thuốc, song không mang lại kết quả, vì thế bệnh đã âm thầm bùng phát thành dịch. Để giúp bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về những bệnh này, Báo Sức khỏe & Đời sống đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Phòng bệnh cúm, tay chân miệng, tiêu chảy”. Mắc cúm 2 ngày thấy khó thở cần đến ngay bệnh viện
GS. TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam nói: Trong suốt cuộc đời, ai cũng có thể mắc cúm, đây là bệnh rất thông thường với các triệu chứng ho, sốt, đau đầu, đau mình mẩy, rét run... sau một vài ngày thì đỡ.
Tuy nhiên một số trường hợp sẽ trở nặng, đặc biệt gần đây có một số chủng cúm nguy hiểm như cúm A H5N1, H1N1, H3N2. Để phân biệt bệnh nhân mắc chủng cúm nào không hề dễ.
Các triệu chứng lâm sàng của cúm như sốt, đau đầu, sổ mũi, ho khan... hoàn toàn giống nhau và chỉ khác là nếu đến ngày thứ 2-3 bệnh nhân thấy mệt hơn hoặc khó thở thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm máu, chụp CT phổi để xác định xem bệnh nhân có nhiễm cúm hay không, có tiến triển nặng hay không để có kế hoạch điều trị cụ thể.
Nhiều khi người bệnh thường chủ quan, nghĩ là cảm cúm thông thường không đến bệnh viện đến khi cơ thể không chịu nổi mới tới bệnh viện thì lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều với hội chứng suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong khá cao.
Vì vậy, khi mắc cúm dù không nhất thiết phải đến bệnh viện ngay ngày đầu nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy trở bệnh nặng thì phải đến các cơ sở y tế để có các thiết bị chẩn đoán, theo dõi được tốt hơn.
GS. TS Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh, cúm là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, vì ai cũng phải thở, nếu người bệnh đến chỗ đông người, bệnh rất dễ lây lan. Những người bị cúm cần đeo khẩu trang và khẩu trang cần giặt bằng xà phòng sát khuẩn hàng ngày.
Người khỏe mạnh đến chỗ đông người cũng nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Nếu không kiểm soát được nguồn lây thì bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cúm kể cả trẻ con và người lớn. Mùa đông thời tiết lạnh, ẩm, thích hợp cho virus phát triển, vậy cách phòng bệnh đơn giản nhất là làm nhà cửa thông thoáng, cần mở cửa sổ làm thông khí.
Với những người mắc bệnh mạn tính, bệnh phổi, chạy thận, đái tháo đường, người thường xuyên dùng thuốc corticoid, hay người già, trẻ em... nguy cơ bị cúm cao hơn. Do vậy vào khoảng tháng 8 nên đi tiêm phòng cúm. Còn đối với người bình thường không nhất thiết phải đi tiêm phòng cúm.
Về thông tin về loại vắc xin khô Influenzinum của Pháp được rao bán trên mạng, GS. TS Nguyễn Gia Bình khẳng định: Những sản phẩm xách tay như vậy không đảm bảo về chất lượng và độ an toàn. Tuy nhiên qua các tài liệu chúng tôi có được, ở nước ngoài, đúng có các chế phẩm dạng bột đông khô để uống, có thể sản sinh miễn dịch, hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng khi bị cúm. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một công ty nào được cấp phép nhập khẩu sản phẩm này do vậy cần thận trọng.
GS Bình cũng khuyến cáo, khi bị cảm cúm không nên dùng kháng sinh. Khi bị cúm thông thường, chúng ta có thể dùng một số loại thuốc giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt với trẻ em, nếu bị đau đầu có thể dùng thuốc nhóm paracetamol, không nhất thiết dùng thuốc kháng sinh bởi thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus cúm. Khi uống kháng sinh không đúng làm loạn khuẩn.
Truyền dịch cho trẻ bị tay chân miệng rất nguy hiểm
Theo GS.TS. Phạm Nhật An - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng(TCM) là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thường là nhẹ và biến chứng không nhiều, nhưng nếu ở thể nặng, biến chứng, có thể gây tử vong và để lại di chứng nặng, nhất là di chứng thần kinh. Đây là bệnh lây lan, nên cần phải phòng ngừa, nếu để xảy ra dịch sẽ rất khó khống chế. Nếu tỷ lệ mắc tăng lên, thì tỷ lệ bệnh nặng và biến chứng cũng sẽ tăng lên, và cũng có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh TCM thường có biểu hiện ban đỏ, mụn phỏng ở tay, chân và miệng. Đầu tiên, xuất hiện các ban đỏ, sau đó các ban đỏ có thể biến thể thành các mụn phỏng ở da, tập trung ở vùng tay, vùng mông, và lòng bàn chân, lòng bàn tay. Đặc biệt, trong miệng xuất hiện các nốt đỏ, sau đó có thể loét và lan ra cả môi, cả lợi. Bệnh TCM có thể kèm theo sốt nhẹ, một vài trường hợp có triệu chứng đau họng, tiêu chảy nhẹ. Thể nặng có thể sốt cao, giật mình, nôn, bỏ bú, trường hợp nặng có thể khó thở, suy hô hấp.
Bệnh TCM thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi, trẻ càng nhỏ càng dễ bị nặng hơn. TCM không có vaccin phòng bệnh nên chủ yếu vẫn là phòng bệnh thụ động, giảm nguy cơ phơi nhiễm. Trong mùa này, nếu có trường hợp bị TCM, cần cách ly tốt để tránh lây sang cho các trẻ em khác.
Khi cho trẻ ăn, cần cho trẻ ăn thức ăn mềm như súp, sữa và thức ăn không được để nóng. Thức ăn nóng sẽ làm cho miệng trẻ vốn bị loét sẽ dễ đau.
Tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch vì sẽ không cần thiết bởi dinh dưỡng bổ sung qua đường ăn bằng miệng sẽ tốt hơn. Trẻ bị TCM rất hay bị phù phổi cấp và suy tim cấp nên truyền dịch sẽ rất nguy hiểm. Khi bị TCM phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được truyền dịch.
Bệnh tiêu chảy cũng là bệnh nguy hiểm cho trẻ. GS.TS. Phạm Nhật An cho biết, nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do ăn uống hoặc do các nguyên nhân khác như viêm tai giữa, viêm màng não…nhưng đa số là do rota virus. Hiện nay đã có vắc xin phòng tiêu chảy do rota virus là vắc xin uống có tác dụng phòng bệnh tốt sau khi uống đủ 2 lần.
TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo, trong quá trình bị bệnh, người bệnh sẽ bị tiêu hao nhiều năng lượng, ăn uống không ngon miệng cho nên cần cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất cho cơ thể và ăn đồ tươi. Tôi thấy nhiều người hay có quan niệm cam là phải vắt nước nhưng không hẳn thế, cam rất giàu Vitamin nên ăn nguyên miếng sẽ cung cấp cả vitamin và chất xơ. Nên cho trẻ uống nước hoa quả. Lựa chọn hoa quả đúng mùa, mùa nào, thức ấy sẽ rất tốt. Nước hoa quả rất giàu vitamin.
Hiện có nhiều người bị ngộ độc do dùng các loại nước vitamin bởi tự ý tùy tiện sử dụng. Lời khuyên của tôi là không nên tự ý sử dụng tùy tiện các loại nước vitamin nếu bạn không có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.
Trong dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm sau rất tốt cho hệ miễn dịch, giải cảm như: các thực phẩm có nhiều tinh dầu, gây cay cay ở mắt như: hành, tỏi, ... các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như: hạt tiêu có nhiều selen, cá hồi có nhiều kẽm..., các thực phẩm có nhiều vitamin nhất là vitamin C cũng rất tốt cho hệ miễn dịch như: cam, quýt.... Đặc biệt, món cháo hành của Việt Nam là một trong những món có tác dụng giải cảm tốt và đã được nói đến nhiều từ xa xưa.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.