Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc vết thương chân cho người bệnh tiểu đường typ 2

Các vết thương tại chân có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng với người bệnh bị tiểu đường typ 2. Đó là lý do vì sao việc bảo vệ chân và điều trị các vết thương hở, vết xước hoặc vết chai tại chân ngay lập tức lại trở nên vô cùng quan trọng.

Nếu bạn bị tiểu đường typ 2 thì kể cả một vết xước nhỏ hoặc một vết thương hở cũng có thể sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng. Lý do: nếu lượng đường huyết của bạn tăng lên quá cao, các động mạch của bạn có thể sẽ bị cứng lại và các mạch máu sẽ bị hẹp lại. Việc này sẽ làm giảm lưu lượng máu và làm giảm lượng oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc hồi phục vết thương. Các vết thương nhỏ, có thể sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn có trong giày hoặc trong môi trường. Và nếu bị nhiễm trùng, thì việc tăng đường huyết một cách mãn tính có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng các tế bào miễn dịch tham gia chống nhiễm trùng. Môi trường đường huyết cao có thể giúp vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây nhiễm trùng khác phát triển rất mạnh.

Thêm vào đó, một tình trạng nhiễm trùng cục bộ cũng có thể sẽ lây lan sang các mô mềm khác hoặc lan vào xương, thậm chí là lan vào máu, và có thể gây nhiễm khuẩn huyết – một tình trạng nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng.

Các bệnh lý thần kinh do tiểu đường – một tình trạng gây tổn thương các dây thần kinh tại chân và bàn chân, có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất cảm giác và sẽ làm phức tạp thêm các tình trạng bệnh. Khi người bệnh tiểu đường mất đi cảm giác tại bàn chân thì họ sẽ gặp phải những khó khăn khi đi lại, do vậy, hậu quả sẽ là làm tăng áp lực tại một số phần nhất định tại bàn chân (những phần vẫn còn cảm giác). Tăng áp lực thường xuyên lên một số phần của bàn chân có thể khiến da bị nứt và gây loét.

Tổn thương thần kinh cũng có thể sẽ khiến bạn không cảm nhận được cảm giác đau, trong khi những cảm giác đau lại rất quan trọng để bạn cảm nhận được các vấn đề nhỏ tại chân, ví dụ như dằm tại chân, móng chân mọc ngược hoặc khi bị giày cọ xát quá nhiều vào chân.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khoảng 15% số người bị tiểu đường sẽ phát triển các vết thương trong suốt khoảng thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện các biện pháp dự phòng và điều trị đúng cách, bạn có thể sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Điều trị các vết thương tại chân như thế nào?

Bị tiểu đường typ 2 không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị các vết thương nghiêm trọng tại chân. Bằng việc tuân thủ các cách dưới đây, bạn sẽ có thể dự phòng được những tổn thương và giúp các vết thương hồi phục nhanh hơn.

Luôn giữ lượng đường huyết ở mức thấp

Tuần hoàn kém, các bệnh lý thần kinh và hệ miễn dịch bị suy yếu – tất cả những tình trạng này đều sẽ được cải thiện nếu bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Các bác sỹ sẽ giúp bạn lập ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn và giúp giữ lượng đường huyết của ban luôn ổn định.

Cai thuốc lá

Đây là một yếu tố nguy cơ của tình trạng tuần hoàn kém, và sẽ làm tăng sự nhạy cảm của vết thương và sẽ làm chậm quá trình hồi phục.

Đi giày vừa chân: Một trong số những cách tốt nhất để tránh các tổn thương tại chân là đi giày bảo vệ vừa với chân. Tránh đi các loại giày quá mỏng, quá phẳng, hay quá cao. Có thể sử dụng thêm các miếng lót giày tùy chỉnh để làm giảm áp lực tại chân. Nếu bạn bị các bệnh lsy thần kinh, thì tốt nhất bạn nên tránh đi lại bằng chân trần, kể cả ở trong nhà của bạn.

Giữ chân luôn sạch và cắt móng chân thường xuyên

Rửa sạch chân hàng ngày với xà phòng và nước, sau đó sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm chân với cả bàn chân để tránh da bị nứt nẻ. Cắt móng chân cũng có thể sẽ giúp bạn tránh được tình trạng móng chân mọc ngược. Với những người bị bệnh lý thần kinh thì bạn nên đến gặp các chuyên gia về chân để được cắt móng chân đúng cách.

Kiểm tra chân thường xuyên

Bạn nên thường xuyên kiểm tra da tại vùng bàn chân, bao gồm cả da giữa các ngón chân. Nếu bạn không thể nhìn thấy được toàn bộ bàn chân của mình, hãy sử dụng một chiếc gương để có thể nhìn được chân ở nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề nghiêm trọng có thể được hồi phục thậm chí là sau một đêm, do vậy, nếu bạn phát hiện ra một vết thương, bạn nên tới gặp bác sỹ ngay lập tức.

Học cách phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo

Xuất hiện các vết chai là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chân bạn đang phải chịu quá nhiều áp lực tại một số vùng cụ thể tại bàn chân, và có thể sẽ dẫn đến loét. Hãy kiểm tra xem bạn có bị chai ở chân hay không và hãy đến gặp bác sỹ nếu các vết chai chân bị đỏ hoặc gây đau đớn. Bạn cũng nên kiểm tra các vết thương hở, kiểm tra mạch máu, tình trạng sưng phù, màu da hay mùi bất thường ở chân. Nếu bạn nhận thấy có bất cứ sự thay đổi nào ở phía trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức. Nếu bạn không thể đi lại được do đau hoặc căng tức, thì đó là dấu hiệu cho thấy các vết thương của bạn đang diễn biến nặng hơn.

Điều trị các vết thương ngay lập tức

Nếu bạn bị thương, hãy rửa sạch nhẹ nhàng vết thương với xà phòng nhẹ và nước, thoa thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại bằng băng gạc sạch. Thực hiện các bước này 2 lần/ngày và nên che vết thương lại khi tắm. Nếu vết thương bị sưng, có mủ hoặc chảy dịch, hay nếu bạn cảm thấy vết thương nặng hơn, hãy đến bác sỹ kiểm tra. Thông thường, các vết thương ngoài da sẽ lành trong vòng 5-7 ngày, nhưng nếu không, thì bạn nên tới gặp bác sỹ.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Everydayhealth)
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm