Các bệnh hô hấp thường gặp
Phòng ngừa bệnh hô hấp
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là trong mùa lạnh, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp là rất quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa... và uống đủ nước. Hạn chế đồ ăn lạnh, đồ uống có ga và các chất kích thích. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và kẽm như cà rốt, cam, quýt, hải sản...
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Đối với trẻ nhỏ, vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vệ sinh môi trường: Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật...
Tập luyện thể dục thể thao: Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh hô hấp theo khuyến cáo của bác sĩ, đặc biệt là vắc-xin cúm mùa.
Giữ ấm cơ thể: Mặc đủ ấm, đặc biệt là khi ra ngoài trời lạnh. Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột. Đối với trẻ em, cần giữ ấm vùng cổ và ngực khi ngủ.
Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý hô hấp và điều trị kịp thời.
Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bệnh hô hấp. Nếu cần thiết, hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Quản lý bệnh mạn tính: Nếu bạn đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, COPD, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đều đặn và tái khám định kỳ.
Chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh
Khi có các triệu chứng của bệnh hô hấp, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc.
Đọc thêm : Hướng dẫn rửa mũi an toàn khi bị dị ứng
Lời khuyên của chuyên gia Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Bệnh hô hấp là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là trong mùa lạnh. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe hợp lý, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tác động tiêu cực của các bệnh lý này. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của mình và những người thân yêu để tận hưởng một mùa đông khỏe mạnh và an lành.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.