Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có bị rối loạn giấc ngủ trong mùa dịch?

Việc ở nhà quá lâu, ít tiếp xúc với môi trường tự nhiên ngoài trời, sử dụng thiết bị điện tử nhiều,...gây ra những rối loạn giấc ngủ, mất ngủ với nhiều người. Nhưng các vấn đề rối loạn giấc ngủ kéo dài cùng với mệt mỏi liên tục vào ban ngày có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe ngày càng kém. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có đến 25% người không ngủ đủ giấc. Đọc tiếp để xác định xem thói quen ngủ của bạn có báo hiệu một tình trạng bệnh lý hay không.

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn giấc ngủ

Sau đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn giấc ngủ:

  • Liên tục mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ.
  • Mệt mỏi và khó chịu trong ngày, ngay cả sau khi ngủ 7-8giờ mỗi ngày.
  • Thức dậy nhiều lần vào đêm và tỉnh táo trong nhiều giờ.
  • Những giấc ngủ ngắn thường xuyên và dài trong ngày.
  • Khó tập trung khi làm việc hoặc học.
  • Ngủ gật, chủ yếu là khi ngồi yên trong khi xem tivi hoặc đọc sách.
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sang.
  • Tiếng ngáy to, tiếng thở hoặc tiếng thở hổn hển khi bạn ngủ.
  • Không muốn nằm, ngồi yên, hoặc cảm giác ngứa ran hoặc kiến bò ở chân, đặc biệt là vào lúc đi ngủ.
  • Cần chất kích thích như caffeine để giữ cho bạn tỉnh táo trong ngày.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Tự chẩn đoán:

Bước đầu tiên để hiểu nguồn gốc của các vấn đề về giấc ngủ của bạn là bắt đầu viết nhật ký về giấc ngủ. Mỗi ngày, hãy ghi lại bạn đã ngủ bao nhiêu giờ vào đêm hôm trước, chất lượng của giấc ngủ và bất kỳ yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Các yếu tố có thể bao gồm uống rượu và caffeine hoặc tập thể dục và ngủ trưa. Ngoài ra, hãy ghi lại cảm giác của bạn vào buổi sáng sau khi thức dậy và trong suốt cả ngày. Nhật ký sẽ giúp bạn biết thói quen nào có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh và cắt bỏ các hoạt động ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về những phát hiện của bạn.

Chẩn đoán y tế:

Sử dụng nhật ký giấc ngủ, bạn sẽ không gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi về thói quen ngủ với bác sĩ. Bác sĩ có thể hỏi bạn về:

  • Tình trạng căng thẳng.
  • Lượng caffeine.
  • Thuốc men.
  • Những gián đoạn trong lối sống có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ

Đôi khi rối loạn giấc ngủ là do tình trạng bệnh lý gây ra. Tất cả những điều sau đây đều có liên quan đến rối loạn giấc ngủ:

  • Viêm mũi và xoang.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh Parkinson.
  • Huyết áp cao.
  • Lo ngại.
  • Trầm cảm lâm sang.

Tuy nhiên, thông thường rối loạn giấc ngủ là do môi trường sống gây ra. Bao gồm:

  • Thói quen ngủ kém
  • Yếu tố lối sống
  • Hoàn cảnh căng thẳng
  • Lựa chọn chế độ ăn uống

Điều quan trọng là phải chú ý đến những gì gây ra các vấn đề về rối loạn giấc ngủ của bạn.

Các loại rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn, vì vậy đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc phải.

Mất ngủ:

Điều này được định nghĩa là tình trạng không thể đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được dẫn đến suy giảm chức năng trong ngày hôm sau. Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán phổ biến nhất. Nghiên cứu của CDC tiết lộ rằng thời gian ngủ thay đổi rất nhiều tùy theo nghề nghiệp, tình trạng việc làm, tình trạng hôn nhân và tình trạng cư trú. Có thể tình trạng bệnh tật khác, như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cũng làm tăng khả năng bị ảnh hưởng đến mất ngủ.

Hội chứng chân không yên (RLS):

RLS là một cảm giác rùng mình khó chịu, có thể gây đau nhức ở chân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và Đột quỵ, có tới 10% người Mỹ có thể bị RLS ở một số mức độ. Hầu hết những người bị RLS nặng ở độ tuổi trung niên trở lên, và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi. RLS được xếp vào nhóm rối loạn thần kinh. Cách chẩn đoán và điều trị với các chứng rối loạn giấc ngủ cũng khác nhau. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của RLS. Họ sẽ giúp bạn giảm bớt các hội chứng và nguyên nhân.

Chứng ngưng thở lúc ngủ:

Ngưng thở khi ngủ được định nghĩa là giấc ngủ bị gián đoạn do tiếng thở hổn hển, khịt mũi định kỳ hoặc tạm ngừng thở. Vách ngăn lệch hoặc polyp trong xoang có thể gây khó thở khi ngủ. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ không thể nhận đủ oxy trong khi ngủ, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. Chứng ngưng thở khi ngủ thường được điều trị bằng một máy hỗ trợ với mặt nạ tạo áp lực lên các xoang trong khi ngủ. Phương pháp điều trị này được gọi là áp lực đường thở dương liên tục (CPAP). Các thiết bị răng miệng và thậm chí cả phẫu thuật cũng có thể được khuyên dùng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn gần 70%. Theo một nghiên cứu gần đây những người bị béo phì cũng có chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn dễ xảy ra hơn.

Rối loạn giấc ngủ khác:

Rối loạn giấc ngủ ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Chứng ngủ rũ, một tình trạng mà một người không thể kiểm soát cơn buồn ngủ và họ ngủ gật không mong muốn.
  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, trong đó một người gặp khó khăn trong việc “điều chỉnh” giắc ngủ tự nhiên của cơ thể họ với thời gian trong ngày.
  • Hội chứng Kleine-Levin, còn được gọi là hội chứng "Người đẹp ngủ trong rừng", một tình trạng mà một người sẽ ngủ trong khoảng thời gian hai ngày trở lên.
  • Chứng mất ngủ vô căn, tình trạng một người mệt mỏi hoặc buồn ngủ không kiểm soát được mặc dù luôn ngủ đủ giấc theo khuyến nghị.

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy theo chẩn đoán và nguyên nhân. Có nhiều phương pháp điều trị được gợi ý, từ các liệu pháp hành vi đến các loại thuốc kê đơn. Các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu và thiền, thường là phương pháp điều trị đầu tiên được các bác sĩ khuyến nghị. Các liệu pháp nhận thức và “liệu pháp hạn chế giấc ngủ” tìm cách xác định lại giấc ngủ trong tâm trí để có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị này đều dựa trên ý tưởng chứng rối loạn giấc ngủ cơ bản là do tâm lý. Các biện pháp tự nhiên, chẳng hạn như dầu hoa oải hương, châm cứu và trà hoa cúc, rất dễ tìm và thử. Rất khó để chứng minh hiệu quả của những phương pháp điều trị này, nhưng nhiều người vẫn nói rằng họ có thể thuyên giảm chứng rối loạn giấc ngủ thông qua các phương pháp điều trị tự nhiên. Thuốc theo toa cho chứng rối loạn giấc ngủ (mất ngủ) có thể bao gồm một trong những loại thuốc sau:

  • Zolpidem (Ambien)
  • Eszopiclone (Lunesta)
  • Doxepin (Silenor)
  • Diphenhydramine (Unisom, Benadryl)

Những loại thuốc này có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc này có thể dẫn đến sự phụ thuộc. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho chứng rối loạn giấc ngủ của mình, tốt hơn hết bạn nên xác định nguyên nhân cơ bản.

Dự báo rối loạn giấc ngủ

Một loạt các yếu tố đều có ảnh hưởng đến giấc ngủ lành mạnh. Vì vậy, có một giấc ngủ tốt là điểm khởi đầu cần thiết để có được hạnh phúc và năng suất cao hơn. Hãy chú ý đến thói quen ngủ của bạn và đừng coi tình trạng kiệt sức là thứ đơn giản. Thông qua các thói quen lành mạnh và điều trị y tế, bạn sẽ không còn những đêm mất ngủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 vấn đề về rối loạn giấc ngủ bạn cần biết (Phần 1)

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm