Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách ổn định giấc ngủ cho học sinh mùa thi

Ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người vì mỗi người cần 1/3 cuộc đời để ngủ. Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng giấc ngủ rất cần thiết cho con người.

Nhu cầu ngủ của con người không giống nhau, trung bình cần  6-9 giờ mỗi ngày. Các chức năng của cơ thể đều giảm đi trong giấc ngủ sâu.

Vai trò của giấc ngủ ban đêm đối với cơ thể là vô cùng quan trọng

Nhờ giấc ngủ mà cơ thể có điều kiện điều hòa lại quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên giấc ngủ đêm là rất cần thiết, thời lượng ngủ ngày cho dù nhiều như đêm cũng không thể thay thế được giấc ngủ đêm. Vì vậy không những cần ngủ đủ giờ mà còn không nên “ngủ ngày cày đêm”. Những trường hợp mất ngủ hoặc thiếu ngủ sẽ dẫn đến các bệnh tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.

cach-on-dinh-giac-ngu-cho-hoc-sinh-mua-thi-1

Trong mùa thi, áp lực học tập khiến học sinh dễ bị mệt mỏi, căng thẳng.

Đối với học sinh mùa thi

Vì cần nhiều thời gian để học bài, ôn bài nên thời gian ngủ không đầy đủ. Nhiều học sinh tranh thủ học, học trưa, học tối, thâu đêm suốt sáng. Như vậy cơ thể cũng như thần kinh không được nghỉ ngơi, không có điều kiện để phục hồi là hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó, mùa thi là mùa hè nóng bức, độ ẩm cao, ăn uống không hợp lý, thiếu chất, thiếu vitamin, thiếu nước uống làm cho cơ thể thêm mệt mỏi. Áp lực thi cử nặng nề, có người tự đặt cho mình mục tiêu quá cao hoặc cao hơn khả năng của mình, cộng thêm áp lực do gia đình, nhà trường tạo ra làm cho học sinh càng thêm căng thẳng về tinh thần. Mệt mỏi về cơ thể, căng thẳng về tinh thần làm cho học sinh khi ngủ sẽ khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay mộng mị. Điều này làm cho học sinh thiếu về thời gian và giảm chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này làm cho người học khó tiếp thu bài, tập trung chú ý kém, trí nhớ sẽ giảm, như vậy chất lượng học tập sẽ giảm và kết quả thi chắc chắn không được như ý.

Một số trường hợp, để chống lại cơn buồn ngủ, học sinh sử dụng cà phê, chè,... Tuy nhiên nếu uống vào buổi tối sẽ gây khó ngủ khi đi ngủ. Một số bệnh lý tâm thần hay gặp ở lứa tuổi học sinh như rối loạn stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt... có thể tăng lên vào mùa thi khi mà học sinh bị căng thẳng, bị áp lực, thiếu ngủ, ăn uống không đảm bảo, nghỉ ngơi không hợp lý... Tất nhiên khi đó kết quả thi sẽ không tốt, thậm chí rất không tốt. Kết quả thi không tốt sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc có trường hợp chưa bị bệnh có thể làm bệnh khởi phát.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giữ gìn sức khỏe, đạt được kết quả thi tốt nhất có thể, học sinh cần có kế hoạch học tập tốt, có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước. Kết hợp tập thể dục, vui chơi giải trí, không tạo áp lực quá lớn, đặc biệt cần ngủ đủ thời gian và có giấc ngủ tốt. Để ngủ tốt, phòng ngủ cần thoáng mát về mùa hè, không bị ồn ào. Trước khi ngủ không nên dùng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, bia, thuốc lá. Khi đi ngủ cần để đầu óc được nghỉ ngơi, không nên tiếp tục suy nghĩ, lo lắng,... có thể sử dụng một số thuốc vào buổi sáng như vitamin B1, B6, B12, nootropin, tanakan để bồi dưỡng sức khỏe, tăng trí nhớ và cũng giúp giấc ngủ tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập thể thao trước khi đi ngủ có tốt không?

PGS.BS. Minh Đức - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

Xem thêm