Cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể đóng vai trò giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và làn da.
Một cốc cà chua bi sống (khoảng 152 g) chứa những thành phần sau:
Thêm cà chua vào chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe .
Người ăn cà chua thường xuyên là một điều tốt cho sức khỏe. Cà chua là loại thực phẩm đa năng, giàu chất dinh dưỡng và hóa chất thực vật như vitamin A, vitamin C, kali, lycopene. Thêm cà chua vào chế độ ăn uống giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. Có thể ăn hằng ngày nếu thích hương vị và thấy ngon miệng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nấu cà chua giúp cơ thể hấp thụ lycopene nhiều hơn. Điều này là do một số chất dinh dưỡng thực vật bị giữ lại trong thành tế bào của cà chua nhưng khi được đun nóng, cơ thể sẽ dễ hấp thụ hơn.
Các chất chống oxy hóa có trong cà chua cũng có thể có tác dụng chống lão hóa và thúc đẩy làn da khỏe mạnh hơn. Thưởng thức nhiều loại cà chua, nấu chín hoặc sống, theo những cách khác nhau để thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất mà chúng cung cấp.
Tìm hiểu về những lợi ích cải thiện sức khỏe mà ăn cà chua mang lại:
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene, tạo nên màu đỏ đẹp mắt. Do hàm lượng lycopene, ăn cà chua thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim vì lycopene có thể giúp trung hòa tình trạng viêm liên quan đến quá trình hình thành mảng bám trong động mạch.
Các nghiên cứu bổ sung đã phát hiện ra rằng những người có nồng độ lycopene trong máu cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 14%. Cà chua phơi khô là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng lycopene cao nhất.
Đọc thêm: Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh
Có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Cà chua giàu nhiều loại carotenoid (bao gồm lycopene, phytoene và phytofluene), có thể có đặc tính chống ung thư, đặc biệt đối với một số loại ung thư cụ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cà chua thường xuyên, đặc biệt là cà chua nấu chín, có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên có chế độ ăn uống cân bằng để phòng ngừa ung thư, trong đó có nhiều loại rau củ nhiều màu sắc như cà chua, ớt chuông…
Cà chua giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Cải thiện sức khỏe làn da
Ăn cà chua thúc đẩy sức khỏe làn da vì hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp chống lại các gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể, bao gồm cả da. Hơn nữa, chúng cung cấp vitamin A, cũng rất quan trọng cho sức khỏe của da và tóc.
Cà chua có hàm lượng nước cao khoảng 95%, cung cấp thêm nước cho cơ thể và da. Có một số bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ cà chua, đặc biệt là các sản phẩm cà chua chế biến (như sốt cà chua) có thể tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của da chống lại tác hại của tia UV. Hơn nữa, cà chua là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, một loại vitamin cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một cấu trúc trong da giúp da luôn đàn hồi.
Đọc thêm: Bí kíp chăm sóc ngoại hình cho chị em phụ nữ mùa lạnh
Cà chua và sức khỏe tiêu hóa
Sốt cà chua cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa khỏe mạnh. Cà chua tươi chủ yếu cung cấp chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan thu hút nước để tạo thành kết cấu giống như gel trong quá trình tiêu hóa, trong khi chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng phân. Cả hai chất dinh dưỡng này đều hỗ trợ nhu động ruột đều đặn, dễ đi ngoài hơn.
Mặc dù có quan niệm cho rằng họ cà - một họ thực vật bao gồm cà chua - có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa nhưng nhìn chung cà chua vẫn an toàn cho mọi người để tiêu thụ trừ những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm.
Những người bị trào ngược acid hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nên tránh hoặc hạn chế lượng cà chua vì thực phẩm có tính acid thường có thể làm cho chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, một số người bị trào ngược có thể dung nạp cà chua nấu chín với lượng nhỏ. Có thể thử nghiệm với các loại và lượng cà chua khác nhau để xem cơ thể có xử lý được không hay nên tránh hoàn toàn. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác có thể kết hợp vào chế độ ăn uống của mình nếu cà chua không phù hợp với bạn.
Đọc thêm tại bài viết sau: Nước ép cà chua có lợi cho sức khỏe, nhưng không nên lạm dụng
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Gần 600 loại sữa giả đã nhắm đến nhóm người tiêu dùng nhạy cảm: người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng sức khỏe sau khi sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài.
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi đốt. Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Việt Nam.
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.