9 cách ngăn ngừa chứng đầy hơi trong dịp nghỉ lễ
Chúng ta thường có xu hướng xả hơi và nuông chiều bản thân vào mùa nghỉ lễ. Nhưng, ngay cả khi bạn không bị rối loạn tiêu hóa hay nạp vào quá nhiều năng lượng, nguy cơ đầy hơi cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mùa lễ hội.
Bạn có thể phòng tránh đầy hơi, ợ hơi bằng những cách dưới đây:
Phòng tránh những thủ phạm chính
Một số loại thức ăn có thể khó tiêu hơn các loại khác, chúng sẽ khiến bạn đầy hơi. Cố gắng hạn chế thức ăn giàu chất béo vì chất béo cần thời gian tiêu hóa lâu hơn, dẫn tới chướng bụng.
Đồng thời cũng cẩn thận với đồ ăn mặn. Muối khiến cơ thể trữ nước và khiến chứng đầy hơi ợ hơi của dạ dày tồi tệ hơn.
Ăn nhiều thực phẩm dầu Kali, đạm và probiotic
Việc tránh đầy hơi không chỉ là giảm bớt một số loại thực phẩm mà còn bao gồm việc ăn nhiều thực phẩm giúp chống đầy hơi. Hãy ăn những thực phẩm giàu: Kali, đạm và probiotic. Thực phẩm giàu kali gồm khoai lang, bí, cam chanh bưởi… chuối và hạt có dầu, giúp điều hòa lượng muối thừa. Đạm cũng có tác dụng tương tự, giống như chất lợi tiểu tự nhiên. Cuối cùng, ăn sữa chua có probiotic, chúng giúp ngăn ngừa khí sinh ra đầy hơi ở trong ruột.
Chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, nếu thông thường bạn không có thói quen ăn nhiều rau, một bữa ăn đột ngột nhiều rau hơn thường lệ có thể gây khó tiêu hóa và dẫn đến đầy hơi. Từ từ làm quen với những thức ăn giàu xơ, bắt đầu bằng những lượng nhỏ. Nếu bình thường bạn đã ăn nhiều rau, đảm bảo rằng bạn đã ăn đủ so với lượng hàng ngày.
Nếu các điều kiện không cho phép bạn ăn thực phẩm giàu xơ, các sản phẩm bổ sung chất xơ có thể là một lựa chọn.
Ăn ít lại
Khi bạn ăn một bữa lớn, cơ thể khó khăn hơn để tiêu hóa và cần thời gian dài hơn thường lệ. Điều này có thể dẫn tới cảm giác đầy hơi trong vòng vài tiếng sau khi ăn. Mặc dù đôi khi các món ngon có thể khó cưỡng lại được, bạn cũng nên ăn ít lại. Kể cả những thức ăn lành mạnh như rau quả cũng có thể gây đầy hơi nếu ăn quá nhiều.
Ăn chậm lại
Song song với việc hạn chế ăn nhiều, bạn cũng nên ăn chậm lại. Ăn quá nhanh khiến bạn nuốt nhiều không khí hơn, và chứng đầy hơi sẽ tồi tệ hơn. Dành trọn vẹn 30 phút để ăn xong một bữa, giúp bạn lắng nghe cơ thể và cảm nhận no tốt hơn.
Hạn chế rượu, bia
Bản thân rượu bia đã là tác nhân gây ợ hơi. Tuy nhiên, càng nên hạn chế bia và các loại rượu có sủi bọt vì chúng càng có nhiều không khí làm đầy bụng hơn.
Uống đủ nước
Nước giúp thúc đẩy tiêu hóa và chống lại tác động của ợ hơi. Uống đủ lượng nước khoảng 6 đến 8 ly một ngày, đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ. Nếu điều này khó khăn với bạn, có thể uống thêm các loại nước giải khát. Nên uống nước chanh, cam, bưởi… nước ép dưa hoặc thảo mộc.
Đừng quên tập thể dục
Nếu trong những ngày nghỉ lễ, bạn đã ăn nhiều thức ăn cũng như uống kha khá rượu bia, hãy khắc phục bằng thói quen tập thể dục. Bạn không cần phải thực hiện những bài tập thể lực trong phòng gym. Tập nhẹ nhàng, đi bộ, chạy bộ hoặc yoga có thể giúp tăng tuần hoàn oxy đến đường ruột và khiến ruột nhu động hiệu quả hơn.
Bắt đầu từ ngày mai
Điều quan trọng là, nên kiên quyết bắt đầu những thói quen lành mạnh ngay khi kì nghỉ lễ kết thúc. Bắt đầu với bữa sáng đủ chất, cân bằng đạm, chất xơ và chất béo có lợi cho sức khỏe.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nước ép trái cây và hiệu quả giảm táo bón
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?