Canh trứng gà cà chua: cà chua 250 g, trứng gà 2 quả, nấu dạng canh hoặc xào nước. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
Cháo nếp dừa: cùi dừa non nửa trái, thái lát; gạo nếp 50-80 g. Đem nấu cháo. Mỗi ngày cho ăn hai lần. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, mất sức dài ngày, ăn kém, táo bón.
Chè bột hạt sen trứng gà: hạt sen 30 g, trứng gà 1-2 quả, đường 30-50 g. Hạt sen nấu chín nhừ, khuấy với đường cho tan, đập trứng vào, khuấy vừa chín, cho ăn trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Cháo sắn dây gạo tẻ: bột sắn dây 30 g, gạo tẻ 50 g. Gạo ngâm nước 1 đêm đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối hoặc đường để ăn. Dùng làm món ăn giải nhiệt, giải khát khi nắng nóng mùa hè, tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường typ 2, tiêu chảy mạn do tỳ hư.
Cháo củ mài: sơn dược 30 g, gạo nếp 50 g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý. Ăn phụ sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.
Cháo thịt bò: thịt bò 100 g, gạo tẻ 80-100 g. Thịt bò thái lát mỏng, nấu với gạo thành cháo. Khi cháo được, cho gừng tươi đập nhỏ, hành sống thái lát, mắm, muối, hạt tiêu đảo đều, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối.
Cháo vừng: vừng đen (hắc chi ma) 30 g, gạo tẻ 100 g. Vừng rang chín tán mịn, gạo tẻ thêm nước nấu cháo; cháo chín cho vừng đen khuấy đều vừa sôi là được, cho ăn một vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, tóc râu bạc sớm, đau đầu hoa mắt chóng mặt, táo bón, thiếu máu.
Cháo lòng: dạ dày lợn nửa cái (hoặc ruột lợn 100-150 g), gạo tẻ 100 g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái lát. Gạo nấu cháo. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, hầm nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp mệt mỏi suy kiệt do làm việc quá sức, đặc biệt là sau thời gian bị bệnh dài ngày.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.