Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đừng đối xử 'tệ' với thận!

Suy thận khiến cơ thể bị “ngộ độc” liên tục từ bên trong. Cách tốt nhất để đừng suy thận là bảo vệ trái (quả) thận khi nó còn khỏe.

Với khoảng 2 triệu đơn vị nhỏ li ti có tên là cầu thận, nhiệm vụ chính của trái thận là lọc máu bằng cách thải phế phẩm trong máu qua đường tiểu và giữ lại cho cơ thể chất còn dùng được. Nếu vì lý do nào đó, chẳng hạn như chấn thương, viêm tấy, xuất huyết, bội nhiễm… khiến phần này không thể vận hành như mong muốn thì các chất thải như urê, creatinin, axít uric… tích lũy trong máu rồi vượt quá định mức bình thường. Suy thận khi đó thành hình. Lúc này, nạn nhân chỉ còn trông mong vào chiếc máy lọc thận.

Mối nguy chạy theo lời đồn

Thận thường bị đồng hóa với chức năng tiểu tiện. Đúng nhưng chỉ phản ánh một phần rất nhỏ về khả năng đa dạng của trái thận. Thông qua chức năng bài tiết phế phẩm và tái hấp thu dưỡng chất, thận không ngừng lọc máu và điều chỉnh lượng nước trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thận tham gia tiến trình biến dưỡng sinh tố D để chất vôi nhờ đó ở lại trong mô xương thay vì thất thoát qua đường tiểu. Thận đồng thời phóng thích nhiều nội tiết tố quan trọng như erythropoetin để tạo hồng cầu, renin để điều chỉnh huyết áp… Chính vì thế mà bệnh thận không chỉ dẫn đến rối loạn chức năng tiểu tiện mà còn mở ngỏ cho cao huyết áp, thiếu máu, bệnh gút…!

Lạm dụng rượu bia là một trong những yếu tố dẫn đến suy thận Ảnh: NLĐ

Có thể nói, bối cảnh y tế ở xứ mình chính là các yếu tố đòn bẩy cho bệnh thận nhưng lại ít khi được lưu ý đúng mức. Đó là: Viêm cầu thận cấp không được điều trị đến nơi đến chốn, phần lớn ở trẻ con vùng sâu, vùng xa; đái tháo đường không được phát hiện vì thiếu biện pháp tầm soát hoặc tuy đã biết nhưng không được điều trị đúng bài bản; lạm dụng thuốc giảm đau do tự chẩn đoán không cần thầy thuốc lại thêm mua thuốc bất cần toa; đáng báo động là tình trạng bệnh nhân thay vì dùng thuốc đặc hiệu lại chạy theo lời đồn kiểu “uống cây thuốc gì đó hết luôn bệnh đái tháo đường”.

Bệnh thận ít khi có dấu hiệu báo động trước khi đi đến giai đoạn suy thận, hay nếu có lại mơ hồ khiến bệnh nhân và thậm chí cả một số thầy thuốc cũng thờ ơ với trái thận. Quả là đáng tiếc vì việc kiểm soát chức năng thận lại tương đối đơn giản với phương tiện chẩn đoán hiện nay.

Tự mình hại thận

Thận không vô cớ bỗng suy trong ngày một ngày hai. Trái lại, đó thường là hậu quả do việc đối xử không công bằng với trái thận, thể hiện qua nếp sinh hoạt:

- Mạnh miệng với rượu bia, thuốc lá.

- Dùng thuốc giảm đau thường hơn cơm bữa.

- Không theo dõi huyết áp định kỳ. Không điều trị đến nơi đến chốn mà chỉ dùng thuốc theo kiểu mỗi tháng vài ngày.

- Quá hạp khẩu với chất đạm động vật trong chế độ dinh dưỡng thường ngày. Tự đầu độc bằng phốt-phát trong nước ngọt có gaz, thịt xông khói, lạp xưởng, sữa đặc có đường…

- Ăn quá mặn mà quên uống nước cho đủ trong bữa ăn, trong giờ làm việc; không uống bù nước khi đổ mồ hôi. Uống nước không đủ 2,5 lít/ngày vì định kiến uống nhiều hại thận hoặc vì sợ tiểu đêm.

- Không tầm soát đường huyết và mỡ máu. Đừng quên 25% suy thận là di chứng của bệnh đái tháo đường, 40% là do xơ vữa mạch máu. Béo phì nhưng không chịu vận động để giảm cân.

Biết là nếu không may mất đi một trái thận thì người ta vẫn có thể sống đến cuối đời với trái thận còn lại nhưng nói thế không có nghĩa là ỷ y theo kiểu mất một còn một. Trái lại, hễ thận suy thường suy cả hai. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Ai chưa biết suy thận khổ đến thế nào xin thử hỏi người phải vài ngày lọc thận một lần. Bên cạnh gánh nặng tài chính, lọc thận chỉ là giải pháp chữa cháy. Ấy thế mà khi bàn chuyện phòng bệnh, chẳng mấy ai nghĩ đến trái thận một đời tận tụy.

Ai nên khám thận?

Nên khám thận khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây:

- Đau lưng âm ỉ ở vùng bẹ sườn dù không vận động nặng. Cơn đau quặn lan xuống bọng đái dù không mắc tiểu. Tiểu ra máu.

- Nặng mí mắt khi thức dậy. Mắt quầng thâm dù ngủ đủ. Phù mắt cá dù ngồi yên nhiều giờ. Tê bàn tay, bàn chân.

- Biếng ăn kéo dài. Buồn nôn không liên quan đến bữa ăn. Hôi miệng.

- Đau đầu sau vài giờ làm việc. Mệt mỏi dù không lao tâm lao lực.

- Ngứa ngoài da dù đã dùng thuốc chống dị ứng. Rụng tóc, gãy móng tay.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Theo Vietnamnet/ Người lao động
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm