Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đậu xanh thanh nhiệt, giảm cân, chữa mất ngủ

Đỗ xanh được nhiều người coi là 'thần dược' giá rẻ, luôn có sẵn trong nhà.

Đỗ xanh là một trong những loại thực phẩm quen thuộc với mâm cơm các gia đình Việt Nam, thường được dùng nấu cháo, chè hoặc nước uống trong những ngày nắng nóng, hay cho người cảm sốt, trúng nắng ăn.

Không những vậy, đỗ xanh còn có tác dụng tiêu khát và tốt cho những người mắc đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe.

Ngoài ra, đỗ xanh rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi... Chất chống oxy hóa có trong đỗ xanh cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú, chống lại bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: 'Đỗ xanh không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh'.

Đỗ xanh là thành phần chính trong rất nhiều bài thuốc, món ăn giúp cơ thể được khỏe mạnh, ổn định, điều hòa lượng đường trong máu, chữa bệnh gút...

Đỗ xanh chứa chất chống oxy hóa

Đỗ xanh tốt cho người tiểu đường và giảm cân

Đỗ xanh là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan rất lớn. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó, có thể giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đỗ xanh còn giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường một ngày có thể ăn 2 lần món đỗ xanh nấu với lá sen và gạo tẻ như dưới đây để tốt cho sức khỏe.

Đỗ xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1/4 lá, gạo tẻ 100g. Đỗ xanh rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi đỗ xanh chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô, vào lúc đói bụng.

Chữa bệnh gút hiệu quả với đỗ xanh

Chữa bệnh gút bằng đỗ xanh được xem là phương pháp an toàn và ít tốn kém nhất mà người bệnh gút nên thử một lần.

Đỗ xanh có thể chữa được bệnh gút bởi khả năng giải nhiệt trừ độc và nhiều chất xơ có trong loại hạt này. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đạm và hình thành acid uric.

Ngoài ra, tính kháng viêm của đậu xanh có thể chống lại các triệu chứng sưng đau do bệnh gút gây ra.

Cách dùng: Đỗ xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày. Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da: Hành ta (3 củ), lá ngải (một nắm), nước gừng tươi, giã đắp vào chỗ đau mỗi ngày thay một lần).

Chữa mất ngủ kinh niên

Đỗ xanh là nguồn thực phẩm rất giàu các chất chống ôxy hóa và dinh dưỡng như flavanoid, carotenoid, polyphenol, vitamin A, C và axít béo omega-3... rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, đỗ xanh có tác dụng đặc biệt trong chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.

Cách dùng: Nấu chè từ 50g đỗ xanh, 10g đường phèn, 200ml nước lọc. Ăn khi còn nóng, có thể cho thêm chút sữa đặc để ngọt và phù hợp khẩu vị hơn.

Bài thuốc này chữa bệnh mất ngủ rất tốt, nhất là đối với người mất ngủ lâu ngày, hay thường xuyên căng thẳng trí óc.

Thúy Nga - Theo Vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm