Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 mẹo giúp trẻ tự ngủ

Bạn đã dùng rất nhiều cách để dỗ trẻ đi ngủ: bế ru, cho bú, xoa lưng nhưng sau nhiều tháng, bạn sẽ bắt đầu muốn trẻ có thể tự đi ngủ mà không cần dỗ dành. Làm thế nào để trẻ hình thành thói quen tự ngủ và làm thế nào để có thể đẩy nhanh quá trình này?

Mặc dù mỗi trẻ sẽ khác nhau, nhưng dưới đây là một số mẹo giúp trẻ hình thành thói quen tự ngủ.

Sắp xếp thời gian

Rất nhiều bậc phụ huynh bắt đầu nhận thấy trẻ có nhu cầu tự ngủ vào khoảng tháng thứ 3 và thứ 4. Vào tháng thứ 6, đa số trẻ sơ sinh đã có thể ngủ khoảng 8 tiếng hoặc nhiều hơn mà không cần bú đêm/uống sữa ban đêm. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để luyện cho bé thói quen tự ngủ và tự ngủ lại nếu chẳng may bé tỉnh dậy giữa đêm.

Thông thường, thời điểm luyện tự ngủ tốt nhất là trước 8-9 tháng, bởi khi trẻ đủ 8-9 tháng, trẻ sẽ bắt đầu nhận ra và phải làm quen với việc phải rời xa mẹ (để mẹ đi làm) và sẽ bắt đầu có các hành vi lo lắng với việc phải rời xa này. Nếu luyện tự ngủ cho trẻ trong giai đoạn này sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn.

Tạo ra một thói quen trước khi đi ngủ

Có rất nhiều lợi ích của việc tạo ra các thói quen trước khi đi ngủ. Kể cả đó chỉ là những việc làm đơn giản, như đọc sách, hát một bài hát hoặc đi tắm – các thói quen trước khi đi ngủ sẽ ra tín hiệu cho cơ thể rằng đã đến giờ đi ngủ.

Thói quen trước khi đi ngủ cũng sẽ tạo ra sự nhất quán. Sự nhất quán là chìa khoá giúp trẻ biết cách để đáp ứng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Kể cả khi trẻ chưa thể hiểu hết được những gì bố mẹ nói, nhưng trẻ hoàn toàn có thể học được từ sự nhát quán mà bố mẹ tạo ra trước khi đi ngủ.

Nếu trẻ đủ lớn, cho trẻ ôm một thứ gì đó

Do nguy cơ của hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh, bạn không nên để trẻ dưới 1 tuổi nằm một mình với chăn, gối và đồ chơi trong nôi. Nhưng khi trẻ đã đủ lớn, bạn có thể cho trẻ ôm một món đồ chơi êm mềm hoặc một tấm chăn để giúp trẻ tự ngủ.

Nếu trẻ chưa đủ lớn để ôm thú bông trước khi đi ngủ, bạn có thể cho trẻ ngậm ti giả để tự ngủ.

Tạo ra môi trưởng ngủ yên tĩnh, đủ tối và mát mẻ

Cũng giống như người lớn, trẻ cũng cần một môi trường thoải mái và an toàn để ngủ. Khi trẻ được đưa vào trong một môi trường lý tưởng để ngủ, trẻ có thể sẽ đi ngủ nhanh hơn mà không bị phân tâm. Trẻ cũng sẽ không bị tỉnh dậy giữa đêm do tiếng ồn, bị lạnh hoặc bị nóng quá.

Ngoài ra, để dự phòng hội chứng chết độ ngột ở trẻ sơ sinh, thì môi trường hơi mát một chút sẽ tốt hơn môi trường ấm.

Hình thành thói quen ngủ đúng giờ

Cũng giống như các thói quen trước khi đi ngủ, nhất quán về giờ ngủ sẽ giúp ra tín hiệu với cơ thể về việc đi ngủ. Nhịp sinh học sẽ giúp cơ thể biết được nên buồn ngủ vào khung giờ nào và do đó, sẽ giúp trẻ cảm thấy buồn ngủ vào chính xác khung giờ mà bạn muốn.

Cân nhắc đến việc tách giờ ăn và giờ ngủ

Nếu trẻ thường buồn ngủ khi đang bú sữa hoặc bú bình thì thực ra trẻ vẫn chưa tự ngủ dược.

Trong trường hợp này, bạn nên chuyển cữ ăn trước khi ngủ của trẻ lên sớm hơn một chút để trẻ có thể học cách tự ngủ trong khi vẫn đảm bảo là đã no bụng.

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng việc này có thể sẽ khiến trẻ khóc lóc vì trẻ sẽ cần một cách khác để tự “ru ngủ” bản thân. Trong những lần đầu tiên, bạn có thể sẽ cần phải đứng cạnh nôi của trẻ, dỗ dành trẻ một chút hoặc xoa lưng cho trẻ để trẻ làm quen với việc đi ngủ mà không được bú sữa hoặc không có mẹ ở bên.

Đảm bảo rằng tất cả nhu cầu của trẻ đều đã được đáp ứng trước khi đi ngủ

Khi trẻ đã quá mệt mỏi, sẽ rất khó để trẻ uống nốt chỗ sữa trong bình hoặc không quấy khóc khi thay đổi môi trường. Vì nhiều lý do khác nhau, khi trẻ đã quá mệt, khả năng kiểm soát cảm xúc và tự ngủ của trẻ sẽ giảm đi (cũng giống như người lớn thường sẽ cảm thấy mất kiểm soát khi quá mệt mỏi).

Bằng cách dự đoán trước các nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ được chuẩn bị đầy đủ trước khi đi ngủ và nhiều khả năng sẽ tự ngủ được. Nếu trẻ cảm thấy vui vẻ trước khi đi ngủ, thì việc trẻ tự ngủ mà không cần hỗ trợ sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Cố gắng để trẻ ngủ trong nôi thay vì ở các vị trí khác.

Lý tưởng nhất là trẻ nên buồn ngủ ở trong nôi và tự ngủ trong nôi. Nếu trẻ cảm thấy buồn ngủ khi đang được bế trên tay và sau đó bạn đặt trẻ vào nôi, trẻ có thể sẽ bị đánh thức vì thay đổi môi trường. Trẻ có thể sẽ trở nên cáu gắt và sẽ khó tự ngủ hơn. Kể cả những trẻ rất nhỏ cũng sẽ hình thành thói quen này. Do vậy, nếu trẻ được học rằng mình buồn ngủ và sẽ ngủ trong nôi thì sẽ tự ngủ dễ hơn. Bạn nên đặt trẻ vào nôi khi trẻ đã bắt đầu buồn ngủ, nhưng chưa ngủ hẳn. Việc này sẽ giúp trẻ có thời gian điều chỉnh và thích nghi với môi trường ở trong nôi khi trẻ bắt đầu ngủ.

Điều quan trọng nhất, nên hình thành thói quen ngủ an toàn

Mặc dù trẻ hoàn toàn có thể buồn ngủ ở một tư thế không an toàn hoặc ở một vị trí không an toàn, nhưng trẻ không nên ngủ một mình mà không có người lớn ở nơi không an toàn 100%. Nếu bạn muốn trẻ tự ngủ khi không có người lớn thì bạn nên đảm bảo rằng trẻ ngủ ở một vị trí an toàn và trong một tư thế an toàn. Nôi rung, ghế ô tô hoặc các vị trí khác không phải các vị trí an toàn và trẻ không nên ngủ tại các vị trí này một mình mà không có sự giám sát của người lớn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ ngủ càng nhiều thì càng cao? - Phần 2

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm