Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 loại thực phẩm không nên hâm nóng lại bằng lò vi sóng

Nhiều người hẳn đã biết đến việc tránh dùng các loại đồ đựng thực phẩm bằng nhựa hoặc bằng nhôm hay kim loại trong lò vi sóng bởi có thể sẽ tạo ra các chất độc hại hoặc gây tai nạn. Nhưng dưới đây là những gì bạn cần biết thêm về các loại thực phẩm không nên được hâm nóng bằng lò vi sóng.

6 loại thực phẩm không nên hâm nóng lại bằng lò vi sóng

Khoảng 30 năm về trước, lò vi sóng được phát minh ra và nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực trong nhà bếp của các bà nội trợ bởi khả năng làm nóng bằng ánh sáng rất nhanh. Những người trẻ ngày nay chắc sẽ không tưởng tượng ra được việc làm cháo yến mạch, socola nóng hay bỏng ngô mà không có lò vi sóng là như thế nào. Tuy phổ biến như vậy, nhưng cũng có rất nhiều người trong số chúng ta sử dụng lò vi sóng sai cách. Chắc chắn, không ai sử dụng các vật dụng có chứa nhôm, kim loại hoặc nhựa trong lò vi sóng cả, nhưng, như thế là chưa đủ. Việc hâm nóng lại một số loại thực phẩm nhất định bằng lò vi sóng cũng có thể gây nguy hiểm chẳng kém gì việc sử dụng vật dụng bằng nhôm, nhựa trong lò vi sóng.

Với những người mới sử dụng lò vi sóng, bạn nên biết rằng, lò vi sóng sẽ không giúp bạn nấu chín thực phẩm, cũng có nghĩa là vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong thực phẩm sau khi đã qua lò vi sóng. Đồng thời, việc nổ ở trong lò vi sóng cũng có thể làm sản sinh ra các độc tố gây ung thư. Để hạn chế tối đa những nguy cơ đi kèm khi sử dụng lò vi sóng, bạn nên hạn chế nấu hoặc làm ấm 6 loại thực phẩm dưới đây:

Trứng luộc chín

Cho dù là trứng có vỏ hay đã bóc vỏ, thì khi một quả trứng luộc chín được làm nóng trong lò vi sóng, thì sẽ tạo ra đổ ẩm ở bên trong trứng, dẫn đến việc hình thành hơi nóng, và quả trứng lúc này sẽ giống như một chiếc nồi áp suất nhỏ. Điều này cũng có nghĩa là quả trứng có thể sẽ phát nổ. Đáng sợ hơn, trứng có thể sẽ không nổ khi đang được làm nóng ở trong lò vi sóng mà có thể sẽ phát nổ sau đó, nghĩa là, khi quả trứng đang ở trên tay, trên đĩa hoặc thậm chí là phát nổ khi đang ở trong miệng của bạn. Để tránh việc biến quả trứng thành một quả bom hơi nóng, bạn nên cắt trứng thành những miếng nhỏ trước khi hâm nóng lại, hoặc tốt hơn hết, là không dùng trứng luộc trong lò vi sóng.

 
Sữa mẹ

Rất nhiều bà mẹ sẽ vắt sữa và làm lạnh, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. Điều này là rất tốt, miễn là sữa mẹ không được hâm nóng lại bằng lò vi sóng. Cũng giống như việc lò vi sóng sẽ làm nóng bát đĩa đựng thức ăn, hơi nóng của lò vi sóng cũng có thể làm ấm bình đựng sữa mẹ, và việc này cũng có thể gây bỏng miệng và họng của trẻ. Ngoài ra, còn có nguy cơ khác của việc tạo ra các chất gây ung thư khi làm nóng chai nhựa đựng sữa. Tổ chức FDA khuyến cáo rằng, sữa mẹ và các loại sữa công thức nên được rã đông và hâm nóng lại bằng nồi trên bếp hoặc sử dung vòi nước nóng. Một cách khác, đó là bạn nên làm nóng một cốc nước trong lò vi sóng, sau đó ngâm túi sữa hoặc bình sữa của trẻ trong cốc nước đó để sữa được rã đông.

Thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn có thể có chứa các chất hóa học và chất bảo quản để tăng hạn sử dụng. Tuy nhiên, một điều không may đó là, việc làm nóng những loại thịt này sẽ làm cho các chất hóa học và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe nhiều hơn.  Hâm nóng lại thịt chế biến sẵn với lượng lớn bức xạ từ lòvi sóng sẽ góp phần hình thành các sản phẩm oxy hóa cholesterol (cholesterol oxidation products  - COPs). Đây là những chất đã được biết đến là có khả năng gây tổn thương động mạch nhiều hơn là cholesterol nguyên chất. COPs cũng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh mạch vành. So vánh với các phương pháp chế biến thịt khác, thì việc sử dụng lò vi sóng với thịt chế biến sẵn sẽ tạo ra nhiều COPs trong chế độ ăn hơn.

Gạo/cơm

Nghe có vẻ khó tin, nhưng đúng là như vậy. Sử dụng gạo/cơm trong lò vi sóng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, theo Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm Mỹ (Food Standards Agency). Gạo chưa nấu chín có chứa các bào tử vi khuẩn có thể tồn tại sau khi được hâm nóng lại. Sau khi gạo được đưa ra khỏi lò vi sóng và để ở nhiệt độ phòng, các bào tử vi khuẩn này có thể sẽ nhân lên, gây ra triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa.

Thịt gà

Tất cả các loại thịt gia cầm, bao gồm cả thịt gà, đều có chứa vi khuẩn salmonella. Do vậy, bạn cần phải nấu chín kỹ các loại thịt gia cầm này để loại bỏ tất cả lượng vi khuẩn có trong thịt. Vì lò vi sóng không thế nấu chín hết hoàn toàn các phần của thịt, nên bạn sẽ dễ có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn salmonella trong thịt gà hơn. Ngoài ra, thịt gà còn có chứa mật độ protein cao, và một số loại protein có thể sẽ bị phá vỡ khi ở nhiệt độ của lò vi sóng. Khi một vài loại protein bị phá vỡ nhanh hơn hoặc chậm hơn trong cùng một loại thực phẩm, bạn sẽ dễ bị đau bụng hơn.

Rau có lá xanh

Cho dù bạn muốn tiết kiệm rau đến mức nào đi nữa, thì tốt hơn hết, bạn cũng nên hâm nóng rau bằng một cách khác, chứ không phải dùng lò vi sóng. Bởi rau có lá màu xanh đậm như cần tây, cải xoăn thường có chứa một lượng nitrate rất lớn, lượng nitrate này sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bằng lò vi sóng. Khi ở trong lò vi sóng, nitrate tự nhiên trong rau sẽ biến thành nitrosamine,  một tác nhân có thể gây ung thư. Điều tương tự cũng đúng nếu bạn hâm nóng lại củ cải đỏ (củ dền) hoặc củ cải trắng giàu nitrat.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm và dụng cụ không nên để trong lò vi sóng

Liên Hương - Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reade's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm