Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng đồ nhựa trong lò vi sóng: An toàn hay Nguy hại?

Chắc hẳn đã ít nhất một lần bạn nhận được những thông tin cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng lò vi sóng cho thực phẩm đựng trong đồ nhựa hoặc bọc bằng nhựa, rằng các chất hóa học có trong nhựa sẽ được tiết ra và ngấm vào thực phẩm của bạn, gây nên ung thư, các vấn đề về sức khỏe sinh sản và nhiều bệnh tật khác. Điều này liệu có phải sự thật hay chỉ là một thông tin thất thiệt từ Internet?

Sử dụng đồ nhựa trong lò vi sóng: An toàn hay Nguy hại?

Hãy xem xét về thông tin sai lệch đầu tiên của vấn đề này: Những thông tin đầu tiên cảnh báo về việc sử dụng lò vi sóng với đồ nhựa sẽ tiết ra những chất gây ung thư được gọi là dioxin trong thực phẩm. Nhưng vốn dĩ trong nhựa không chứa dioxin, chúng chỉ được tiết ra khi rác thải, nhựa, kim loại, gỗ và các vật liệu khác bị đốt. Nếu như bạn không làm cháy thực phẩm trong lò vi sóng thì hẳn là bạn sẽ không phải tiếp xúc với dioxin.

Sự "dịch chuyển" các chất hóa học 

Không có một vật liệu nguyên chất nào được gọi là "nhựa". Bởi nhựa là vật liệu tổng hợp được làm từ một chuỗi các chất hữu cơ và vô cơ. Những chất này được thêm vào để làm nhựa có hình dạng hoặc làm ổn định nó. Hai trong số các chất làm nhựa này là bisphenol-A(BPA) dùng để làm nhựa trong, cứng hơn và phthalate dùng để làm cho nhựa mềm, làm dẻo. BPA và phthalate được cho là chất gây rối loạn nội tiết. Những chất liệu này sẽ đóng giả làm nội tiết tố của con người và gây nên những tác dụng không tốt.

Khi thực phẩm được bọc trong vỏ nhựa hoặc đựng trong các đồ nhựa được cho vào lò vi sóng, BPA và phthalates sẽ ngấm vào thực phẩm. Sự dịch chuyển của các chất hóa học này sẽ càng mạnh hơn đối với thực phẩm nhiều chất béo như thịt, pho mát...

Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ - FDA trước đây đã công nhận có khả năng một lượng nhỏ chất làm nhựa sẽ chuyển từ nhựa sang thực phẩm. Tức là họ đã gần như xác nhận những hộp chứa bằng nhựa và những vật liệu nhựa sẽ có tương tác với thực phẩm. FDA yêu cầu các nhà sản xuất kiểm tra những hộp nhựa bằng các thí nghiệm theo quy chuẩn và các chỉ dẫn kỹ thuật của FDA. Các thí nghiệm này sẽ đưa ra các số liệu để dựa trên đó, người ta có chấp nhận cho sử dụng đồ nhựa đó trong lò vi sóng hay không.

Một số thí nghiệm sẽ kiểm tra mức độ dịch chuyển của các chất hóa học sang thực phẩm ở nhiệt độ lò vi sóng thường được sử dụng. Để đạt tiêu chuẩn cho được vào lò vi sóng, các nhà quản lý phải tính toán tỉ lệ bề mặt nhựa tiếp xúc với thực phẩm, thời gian đồ đựng nhựa được sử dụng trong lò vi sóng, mức độ thường xuyên của việc ăn thức ăn trực tiếp từ đồ đựng ở một người và mức độ nóng của thực phẩm khi sử dụng lò vi sóng. Các nhà khoa học cũng tính toán lượng chất hóa học ngấm vào thực phẩm và mức độ dịch chuyển của chúng ở rất nhiều loại đồ ăn khác nhau. Số lượng tối đa cho phép trên một kg cân nặng cơ thể phải nhỏ hơn 100 đến 1.000 lần so với liều lượng được chứng minh có thể gây hại cho động vật thí nghiệm sau khi sử dụng trong suốt chu kỳ sống.

Chỉ những đồ nhựa qua được bài kiểm tra này mới có thể được dán biểu tượng an toàn khi sử dụng với lò vi sóng. Khi có biểu tượng này tức là các đồ đựng được cho phép sử dụng trong lò vi sóng.

Khi tạp chí "Good Housekeeping" của Anh thử sử dụng lò vi sóng với 31 hộp đựng, nắp đậy và bọc nhựa, họ thấy rằng hầu như không có loại thực phẩm nào bị ảnh hưởng bởi nhựa.

Vậy với những đồ đựng bằng nhựa không có biểu tượng an toàn khi sử dụng với lò vi sóng thì sao? Chúng chưa hẳn đã là không an toàn; chỉ là FDA chưa kịp chứng nhận chúng có an toàn hay không.

Nhựa Styrofoam có an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng?

Trái với những niềm tin phổ biến về tác hại của việc sử dụng lò vi sóng với đồ nhựa, một số loại đồ nhựa Styrofoam và các nhựa polystyrene có thể sử dụng một cách an toàn trong lò vi sóng. Chỉ cần làm theo nguyên tắc mà bạn sử dụng với các loại đồ đựng bằng nhựa khác: Kiểm tra nhãn mác.

Lưu ý:

Có một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng:

  • Nếu bạn lo lắng về việc sử dụng bọc nhựa hoặc đồ nhựa trong lò vi sóng, hãy chuyển thực phẩm sang các đồ đựng bằng thủy tinh hoặc sứ được đề nhãn có thể sử dụng trong lò vi sóng.
  • Đừng để bọc nhựa tiếp xúc với thực phẩm khi sử dụng lò vi sóng vì chúng có thể bị chảy. Thay vào đó hãy sử dụng giấy sáp, giấy nến, khăn giấy hoặc một nắp đậy phù hợp với đĩa hoặc bát.
  • Những đồ đựng thức ăn dùng một lần, vỏ chai nước, các loại lọ, bát nhựa được sử dụng để đựng margarine, sữa chua, kem whipping và những thực phẩm như kem phô mai, mayonnaise và mù tạt là không an toàn để sử dụng trong lò vi sóng.
  • Những khay đựng đồ ăn mang về sử dụng được trong lò vi sóng cũng chỉ được dùng một lần và cũng có ghi lưu ý đó trên bao bì.
  • Những đồ đựng đã cũ, bị xước, nứt hoặc đã từng sử dụng trong lò vi sóng nhiều lần có thể ngấm các chất làm nhựa vào thực phẩm nhiều hơn.
  • Đừng cho túi nilong vào lò vi sóng.
  • Trước khi sử dụng lò vi sóng cho thực phẩm, hãy chắc rằng đã có lỗ thông hơi cho đồ đựng: mở hé nắp đậy hoặc để hở một góc của nắp đậy.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: BPA và Đồ nhựa đựng thực phẩm

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm