6 loại thực phẩm không nên hâm nóng lại bằng lò vi sóng
Khoảng 30 năm về trước, lò vi sóng được phát minh ra và nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực trong nhà bếp của các bà nội trợ bởi khả năng làm nóng bằng ánh sáng rất nhanh. Những người trẻ ngày nay chắc sẽ không tưởng tượng ra được việc làm cháo yến mạch, socola nóng hay bỏng ngô mà không có lò vi sóng là như thế nào. Tuy phổ biến như vậy, nhưng cũng có rất nhiều người trong số chúng ta sử dụng lò vi sóng sai cách. Chắc chắn, không ai sử dụng các vật dụng có chứa nhôm, kim loại hoặc nhựa trong lò vi sóng cả, nhưng, như thế là chưa đủ. Việc hâm nóng lại một số loại thực phẩm nhất định bằng lò vi sóng cũng có thể gây nguy hiểm chẳng kém gì việc sử dụng vật dụng bằng nhôm, nhựa trong lò vi sóng.
Với những người mới sử dụng lò vi sóng, bạn nên biết rằng, lò vi sóng sẽ không giúp bạn nấu chín thực phẩm, cũng có nghĩa là vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong thực phẩm sau khi đã qua lò vi sóng. Đồng thời, việc nổ ở trong lò vi sóng cũng có thể làm sản sinh ra các độc tố gây ung thư. Để hạn chế tối đa những nguy cơ đi kèm khi sử dụng lò vi sóng, bạn nên hạn chế nấu hoặc làm ấm 6 loại thực phẩm dưới đây:
Trứng luộc chín
Cho dù là trứng có vỏ hay đã bóc vỏ, thì khi một quả trứng luộc chín được làm nóng trong lò vi sóng, thì sẽ tạo ra đổ ẩm ở bên trong trứng, dẫn đến việc hình thành hơi nóng, và quả trứng lúc này sẽ giống như một chiếc nồi áp suất nhỏ. Điều này cũng có nghĩa là quả trứng có thể sẽ phát nổ. Đáng sợ hơn, trứng có thể sẽ không nổ khi đang được làm nóng ở trong lò vi sóng mà có thể sẽ phát nổ sau đó, nghĩa là, khi quả trứng đang ở trên tay, trên đĩa hoặc thậm chí là phát nổ khi đang ở trong miệng của bạn. Để tránh việc biến quả trứng thành một quả bom hơi nóng, bạn nên cắt trứng thành những miếng nhỏ trước khi hâm nóng lại, hoặc tốt hơn hết, là không dùng trứng luộc trong lò vi sóng.
Rất nhiều bà mẹ sẽ vắt sữa và làm lạnh, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. Điều này là rất tốt, miễn là sữa mẹ không được hâm nóng lại bằng lò vi sóng. Cũng giống như việc lò vi sóng sẽ làm nóng bát đĩa đựng thức ăn, hơi nóng của lò vi sóng cũng có thể làm ấm bình đựng sữa mẹ, và việc này cũng có thể gây bỏng miệng và họng của trẻ. Ngoài ra, còn có nguy cơ khác của việc tạo ra các chất gây ung thư khi làm nóng chai nhựa đựng sữa. Tổ chức FDA khuyến cáo rằng, sữa mẹ và các loại sữa công thức nên được rã đông và hâm nóng lại bằng nồi trên bếp hoặc sử dung vòi nước nóng. Một cách khác, đó là bạn nên làm nóng một cốc nước trong lò vi sóng, sau đó ngâm túi sữa hoặc bình sữa của trẻ trong cốc nước đó để sữa được rã đông.
Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn có thể có chứa các chất hóa học và chất bảo quản để tăng hạn sử dụng. Tuy nhiên, một điều không may đó là, việc làm nóng những loại thịt này sẽ làm cho các chất hóa học và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe nhiều hơn. Hâm nóng lại thịt chế biến sẵn với lượng lớn bức xạ từ lòvi sóng sẽ góp phần hình thành các sản phẩm oxy hóa cholesterol (cholesterol oxidation products - COPs). Đây là những chất đã được biết đến là có khả năng gây tổn thương động mạch nhiều hơn là cholesterol nguyên chất. COPs cũng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh mạch vành. So vánh với các phương pháp chế biến thịt khác, thì việc sử dụng lò vi sóng với thịt chế biến sẵn sẽ tạo ra nhiều COPs trong chế độ ăn hơn.
Gạo/cơm
Nghe có vẻ khó tin, nhưng đúng là như vậy. Sử dụng gạo/cơm trong lò vi sóng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, theo Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm Mỹ (Food Standards Agency). Gạo chưa nấu chín có chứa các bào tử vi khuẩn có thể tồn tại sau khi được hâm nóng lại. Sau khi gạo được đưa ra khỏi lò vi sóng và để ở nhiệt độ phòng, các bào tử vi khuẩn này có thể sẽ nhân lên, gây ra triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa.
Thịt gà
Tất cả các loại thịt gia cầm, bao gồm cả thịt gà, đều có chứa vi khuẩn salmonella. Do vậy, bạn cần phải nấu chín kỹ các loại thịt gia cầm này để loại bỏ tất cả lượng vi khuẩn có trong thịt. Vì lò vi sóng không thế nấu chín hết hoàn toàn các phần của thịt, nên bạn sẽ dễ có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn salmonella trong thịt gà hơn. Ngoài ra, thịt gà còn có chứa mật độ protein cao, và một số loại protein có thể sẽ bị phá vỡ khi ở nhiệt độ của lò vi sóng. Khi một vài loại protein bị phá vỡ nhanh hơn hoặc chậm hơn trong cùng một loại thực phẩm, bạn sẽ dễ bị đau bụng hơn.
Rau có lá xanh
Cho dù bạn muốn tiết kiệm rau đến mức nào đi nữa, thì tốt hơn hết, bạn cũng nên hâm nóng rau bằng một cách khác, chứ không phải dùng lò vi sóng. Bởi rau có lá màu xanh đậm như cần tây, cải xoăn thường có chứa một lượng nitrate rất lớn, lượng nitrate này sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bằng lò vi sóng. Khi ở trong lò vi sóng, nitrate tự nhiên trong rau sẽ biến thành nitrosamine, một tác nhân có thể gây ung thư. Điều tương tự cũng đúng nếu bạn hâm nóng lại củ cải đỏ (củ dền) hoặc củ cải trắng giàu nitrat.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm và dụng cụ không nên để trong lò vi sóng
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh