Bộ môn Yoga có nguồn gốc từ cách đây khá lâu, khoảng 2 500 năm trước. Cho đến nay, bộ môn này vẫn phát huy hiệu quả trong rèn luyện sức khỏe. Các động tác yoga là sự kết hợp giữa thể chất, tinh thần, cảm xúc và tâm hồn. Luyện tập yoga thường xuyên, cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần thoải mái hơn, cuộc sống tràn đầy năng lượng.
Yoga điều trị đau lưng
Chứng đau lưng rất phổ biến với mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do lối sống ít vận động. Đau lưng gây ra nhiều phiền toái, chất lượng cuộc sống không cao ở người trưởng thành và người già, đôi khi đi lại rất khó khăn. Nhiều nhân viên văn phòng phải ngồi tại nơi làm việc hàng giờ đồng hồ mà không vận động, do vậy rất dễ mắc chứng đau lưng. Hiện tượng này khá phổ biến tại các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn. Phải ngồi một chỗ hàng giờ để làm việc nên các cơ và dây chằng bị tổn thương dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, và đau lưng. Các vận động viên cũng thường mắc chứng đau lưng do chạy, nhảy, tập luyện quá sức gây tổn thương, mệt mỏi tới vùng lưng. Tập yoga có tác dụng vô cùng hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị đau lưng.
Các động tác yoga giảm đau lưng
Tư thế chim bồ câu, một trong những động tác yoga giảm đau lưng
1. Tư thế chim bồ câu (Pigeon Pose)
Có thể gọi tư thế này là thiên thần cứu cánh. Vì với tư thế này có thể giảm đau lưng, mở rộng các cơ như cơ xương chậu, mở rộng háng, mở rộng cơ hông. Tư thế chim bồ câu không gây sức nặng với cơ lưng nên hạn chế đau lưng, cải thiện độ dẻo của lưng dưới.
2. Tư thế cây (Tree pose)
Tư thế này mang đến cái nhìn vừa vững chắc, vừa duyên dáng. Tư thế này đòi hỏi phải mở mắt, cơ thể phải đứng thăng bằng. Nhờ đó mà con người sẽ luôn cân bằng tâm trạng, cải thiện độ tập trung, đồng thời vùng chân luôn săn chắc, khỏe mạnh.
Tư thế cây trong yoga
Tư thế cây còn có tác dụng hữu ích cho những người đau thần kinh tọa, lệch vai, và cong, vẹo cột sống.
3. Tư thế cầu vồng (Bow pose)
Tư thế này mang lại sự đàn hồi, dẻo dai cho vùng lưng và các khớp ở lưng không bị tê cứng. Tư thế cây cầu nhằm tăng cường hoạt động của các cơ vùng lưng và hoạt động của các cơ này linh hoạt hơn, làm giãn xương sống, các cơ, dây chằng và dây thần kinh có độ đàn hồi, độ dẻo dai tốt hơn. Ngoài ra, tư thế này phòng ngừa đau thắt lưng dưới.
Tư thế cầu vồng trong yoga
4. Tư thế Shalabhasana
Tư thế này khi bắt đầu đến lúc kết thúc là những động tác đơn giản. Tuy là những động tác thư giãn đơn giản nhưng lợi ích mà tư thế này mang lại không hề nhỏ đối với sinh lý và thể chất đâu nhé.
Tư thế Shalabhasana giảm đau lưng
Hãy nằm ngửa, để hai tay dang dọc theo hai bên của cơ thể và lòng bàn tay hướng lên trên, chân mở rộng, thăng bằng. Để cơ thể, và tâm trí được thư giãn.
5. Tư thế dựa tường (Wall Plank Pose)
Đứng chống hai tay vào tường. Giữ chặt hai bàn tay dựa tường, giữ thẳng chân và nhẹ nhàng chùng bụng xuống tạo thành đường cong ở lưng giúp cho hai bên xương sườn và vùng bụng di chuyển nhịp nhàng. Rồi lại giữ thẳng lưng.
Động tác dựa tường trong yoga
Lúc này cơ bụng sẽ hoạt động liên tục, không chỉ giúp lưng khỏe mà còn giúp thu gọn vòng eo nữa.
6. Tư thế con châu chấu (Grasshopper pose)
Tư thế này tạo sự đàn hồi cho cột sống, sẽ tăng độ co giãn và giảm đau vùng xương hông, vùng thắt lưng. Những người bị thoái hóa đĩa đệm có thể điều trị bằng cách tập luyện tư thế châu chấu. Với những động tác massage nhẹ nhàng có thể đẩy lùi chứng đau lưng.
Tư thế con châu chấu (grasshopper pose) trong yoga
Cũng do mang lại sự linh hoạt, sức bền, độ dẻo dai cho vùng lưng mà tư thế châu chấu được xem là tư thế hiệu quả trong số các bài tập yoga hiệu quả khắc phục chứng đau lưng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích của yoga đã được khoa học chứng minh
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.