Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 chiến lược phục hồi bệnh nhân Covid-19

Bác sĩ Vishakha Shivdasani từ Mumbai, Ấn Độ gợi ý cách phục hồi sức khỏe cho người bệnh Covid-19 bằng cải thiện dinh dưỡng và lối sống.

Bà Shivdasani từng là phó chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Mumbai và nhận giải thưởng "Chuyên gia dinh dưỡng của năm" từ tạp chí Vogue. Trong cuốn sách mới "Covid và Phục hồi hậu Covid", bà Shivdasani đề xuất sáu chiến lược giúp người sống sót chữa lành tổn thương dai dẳng do Covid-19 gây ra.

Một bệnh nhân 40 tuổi tái phát bệnh vẩy nến hai tháng sau khi mắc Covid-19. Sau sáu tuần làm theo phương pháp của Shivdasani, người này hồi phục và bệnh vẩy nến đã thuyên giảm. Một bệnh nhân khác 60 tuổi từng bị ung thư vú đã tuân thủ hướng dẫn trong thời gian điều trị Covid-19 và phục hồi. Bà hiện trong tình trạng ổn định.

Từ kinh nghiệm hàng chục năm điều trị bệnh tiểu đường và béo phì, Shivdasani nhận thấy viêm mạn tính là tình trạng chung ở các bệnh nhân có bệnh đi kèm.

"Viêm mạn tính làm trầm trọng thêm các vấn đề của bệnh nhân Covid-19. Hệ miễn dịch đang chống bệnh sẵn có, đồng thời phải gồng mình đối phó với virus. Nếu chữa trị các bệnh đi kèm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt hơn", bà nói.

Bí quyết chính là những thay đổi trong ăn uống và lối sống. Bà Shivdasani cho biết: "Chúng ta có thể giảm chứng viêm trong vài ngày thông qua ăn uống đúng cách".

Sáu chiến lược của chuyên gia Shivdasani gồm:

Chọn thực phẩm một cách khôn ngoan

Bạn nên bắt đầu ngày mới với protein, thay vì carbohydrate. Đừng sợ chất béo. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Tránh chất béo xấu như dầu hạt, tiêu thụ chất béo tốt như dầu ô liu nguyên chất, dầu mù tạt, dầu quả bơ, dầu dừa. Hạn chế đường – thứ dễ gây viêm nhất, có thể ức chế miễn dịch và thực phẩm chế biến sẵn.

Bảo vệ đường ruột

Đảm bảo đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung lợi khuẩn chống lại các mầm bệnh bao gồm cả nCoV. Prebiotics (tỏi, quả mọng, hành tây và táo) và probiotics (sữa chua, dưa chua, kim chi) giúp lợi khuẩn phát triển mạnh. Hãy ăn nhiều loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau.

Ngủ ngon

Hãy tuân theo nhịp sinh học của bạn, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Ngủ đủ từ sáu đến bảy tiếng để duy trì khả năng miễn dịch của bạn.

Vận động

Tập thể dục làm giảm viêm nhiễm và cải thiện miễn dịch. Bạn nên tập ngoài trời để cơ thể sản sinh ra vitamin D.

Rũ bỏ lo âu

Căng thẳng giải phóng các cytokine gây viêm, khiến hệ thống miễn dịch phải làm việc nhiều hơn. Các kỹ thuật thiền và thở có thể giúp giảm nhịp tim, huyết áp và viêm, đồng thời kích hoạt quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh gây hưng phấn như serotonin và dopamine.

Thúc đẩy quá trình hồi phục bằng chất bổ sung

Vitamin D là chất chống oxy hóa, chống viêm và có thể tăng cường miễn dịch. Thiếu hụt vitamin D có liên quan đến suy giảm chức năng phổi.

Vitamin C giúp giảm CRP (là protein gia tăng nồng độ trong máu ở bệnh lý viêm và nhiễm trùng như Covid-19)

Magie đóng vai trò như "thuốc an thần tự nhiên", giúp bạn ngủ ngon, giảm viêm và lo lắng, đồng thời làm chậm nhịp tim. Kẽm rất cần thiết cho việc sản xuất tế bào T - tế bào bạch cầu quan trọng của hệ miễn dịch.

"Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung này", bà Shivdasani khuyến cáo.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phát hiện mới về phương pháp điều trị COVID-19.

Mai Dung (Theo SCMP) - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm