Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 thực phẩm tuyệt đối không nên nấu quả kỹ

Chanh, ớt chuông, tỏi, bông cải xanh... là thực phẩm bạn tuyệt đối không nên nấu quá kỹ.

Chanh và ớt chuông đỏ

Ớt chuông là thực phẩm bạn không nên náu chín kỹ. Nguồn ảnh: Internet.

Chanh và ớt chuông đỏ là nguồn vitamin C dồi dào. Vitamin C phân giải ở 30 độ C, đồng thời nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và không khí.

Vì lí do đó, bạn chỉ nên thêm chanh vào món ăn sau khi đã tắt lửa và trình bày món ăn ra đĩa. Ở những nước nhiệt đới như Việt Nam, vào mùa hè chanh nên được bảo quản trong tủ lạnh để không hao phí lượng vitamin C trong trái cây này.

Ớt chuông hay ớt ngọt giàu chất dinh dưỡng nhất khi ăn sống, chế biến thành salad hoặc xào sơ. Bạn nên chọn mua ớt hữu cơ và rửa sạch trước khi sử dụng. Nguồn vitamin C trong ớt chuông có lợi cho hệ miễn dịch.

Tỏi

Tỏi là gia vị chứa nhiều vitamin B và C. Hai vi chất này có thể tan trong nước, do đó bạn nên thêm tỏi ở bước cuối cùng khi nấu các món nước như soup để giữ được nhiều dưỡng chất.

Ngoài ra, tỏi còn chứa allicin, một hợp chất mang mùi đặc trưng và có nhiều lợi ích như tăng cường miễn dịch, tốt cho xương và hỗ trợ thải độc. Allicin hình thành khi tép tỏi được đập dập và tiếp xúc với không khí. Nấu tỏi ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo ra allicin. Bạn nên đập hoặc nghiền tỏi, để ngoài không khí vài phút trước khi phi thơm hay thêm vào món ăn.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa gọi là Sulforaphane và Vitamin C; hai chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giảm lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch, kháng viêm và các tình trạng sức khỏe có hại khác.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu bông cải được chế biến quá kỹ, thì lượng Vitamin C và Sulforaphane tự nhiên bên trong chúng sẽ giảm dần và thậm chí là mất hết chất khi vào cơ thể. Vì vậy, để bảo toàn dinh dưỡng trong bông cải một cách tốt nhất, cả nhà có thể ăn bông cải sống, hoặc lựa chọn phương pháp hấp cách thủy; những phương pháp nấu ăn này sẽ ít ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của bông cải xanh hơn. Ngoài ra, nếu chế biến thành các món xào, luộc thì chỉ cần trụng sơ là được nè!

Hành tây

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, hành tây mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nhờ nồng độ Flavonoid Quercetin cao. Đặc biệt là khi ăn sống trong các món salad, hành tây mang lại tối đa hóa các đặc tính chống ung thư cũng như ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Thế nhưng, hành tây khi được chế biến quá lâu, sẽ làm giảm các chất hóa chất thực vật có ích có trong hành tây và thậm chí các chất này có thể hoàn toàn bị biến mất nếu chế biến hành trong 20 phút hoặc hơn.

Rau xanh

Nhiều gia đình có thói quen ăn rau cũng phải nấu kỹ mới ngon và ngọt. Tuy nhiên luộc rau đến khi nhừ, hoặc nướng đến khi rau khô đét hoặc cháy xém có thể phá hủy nghiêm trọng hàm lượng dinh dưỡng có trong rau.

Khi chúng ta nấu rau quá nhừ sức nóng sẽ phá hủy các vitamin và muối khoáng trong thực phẩm. Nếu nấu rau quá kỹ, bạn sẽ có một món ăn rất nghèo dinh dưỡng, làm mất chất dinh dưỡng vốn có quả nó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thể mất đi tới 60%.

Cách tốt nhất để chế biến rau xanh là hấp vừa đủ. Xào qua cũng là một cách tốt để chế biến nhanh món rau.

Cho vào lò vi sóng cũng tốt, nhưng nhớ đặt thời gian ngắn để bảo toàn chất dinh dưỡng cũng như độ giòn của rau.

Khi nấu rau củ, mẹ có thể cho thêm vào một ít giấm, rất có lợi cho việc bảo quản các vitamin.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những loại trái cây tuyệt đối không nên ăn cùng nhau.

Theo Bằng Lăng (TH)/Tiêu Dùng - Theo netnews.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm