1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Mất ngủ một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến với các biểu hiện khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, khó có được giấc ngủ chất lượng hoặc mất ngủ hoàn toàn. Mất ngủ có thể cản trở các hoạt động hàng ngày, khiến mọi người luôn cảm thấy khó chịu, không tập trung hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây mất ngủ. Đặc biệt, thói quen ăn uống không khoa học hoặc một số thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến chất lượng, thời lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không phù hợp có khả năng thay đổi đáng kể hệ vi sinh vật đường ruột (giúp chúng ta tiêu hóa và hấp thụ thức ăn và có thể ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất khác, bao gồm cả giấc ngủ). Các yếu tố dinh dưỡng kém kéo dài cũng có thể gây viêm mạn tính liên quan đến chứng mất ngủ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài những nguyên nhân phổ biến như tuổi tác, khó chịu hoặc đau đớn về thể chất, lo lắng, căng thẳng kéo dài hay chấn thương tinh thần… thì lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ.
Có một số loại thực phẩm hoặc thành phần trong thực phẩm có thể làm rối loạn nhịp sinh học, làm thay đổi thói quen ngủ dẫn đến mất ngủ, đặc biệt là các chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường...
Việc ăn quá no, ăn sát giờ đi ngủ cũng có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn do xảy ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày…
Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ
Đồ ngọt, đồ ăn vặt và món tráng miệng
Đồ ngọt, đồ ăn vặt và món tráng miệng có nhiều đường bổ sung và chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa và đường bổ sung có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, đái tháo đường và béo phì. Ngoài ra chúng cũng có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém và rối loạn giấc ngủ.
Thực phẩm giàu chất béo và đường như bánh quy và bánh ngọt có thể làm gián đoạn giấc ngủ lành mạnh, đặc biệt là khi ăn gần giờ đi ngủ. Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong những món bánh nướng này có thể góp phần gây trào ngược acid (acid dạ dày gây kích ứng thực quản).
Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt có chỉ số đường huyết cao dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến tăng insulin có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và mất ngủ.
Thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác thường chứa nhiều natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. Những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giấc ngủ của chúng ta khi tiêu thụ quá mức.
Thực phẩm được bảo quản lâu năm
Thực phẩm để lâu và đã qua xử lý thường có hàm lượng muối cao và chế độ ăn nhiều muối thường có liên quan đến mức huyết áp tăng cao. Ngoài ra, một số acid amin nhất định được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm lâu năm và đã qua xử lý như thịt đỏ đã qua xử lý, cá ướp muối… có thể làm tăng hoạt động của não dẫn đến gây mất ngủ.
Đồ ăn chiên rán
Khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên rán và thịt nhiều mỡ cơ thể chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Đặc biệt, ăn những đồ ăn này vào đêm khuya có thể góp phần gây trào ngược acid và các vấn đề tiêu hóa khác, dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ.
Ăn đồ chiên rán vào đêm khuya dễ gây mất ngủ.
Sốt cà chua
Món ăn dùng nhiều sốt cà chua hay ngay cả một quả cà chua, mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại cho giấc ngủ nếu ăn quá gần giờ đi ngủ. Nguyên nhân là thực phẩm có tính acid có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và trào ngược acid cản trở giấc ngủ.
Rượu bia
Đồ uống dễ gây mất ngủ là cà phê và trà đặc nhưng nó không phải là đồ uống duy nhất khiến bạn mất ngủ. Nhiều người thường có thói quen uống rượu trước khi ngủ với mục đích để ngủ ngon hơn, nhưng không phải như vậy.
Thực tế uống rượu trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn nhưng nó cản trở chất lượng giấc ngủ bằng cách gây gián đoạn giấc ngủ. Uống quá nhiều rượu dễ dẫn đến ngáy nặng và ngưng thở khi ngủ.
Theo BSCKI. Hoàng Thị Huyền, chuyên khoa Nội, rượu là chất gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khiến hoạt động của não bị chậm lại và ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Uống rượu có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của dopamine, là một chất dẫn truyền thần kinh và hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trên thực tế, những người bị rối loạn sử dụng rượu thường gặp các triệu chứng mất ngủ.
Việc lạm dụng rượu cũng có thể gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ, gây mệt mỏi, khó tập trung và nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Uống trà thảo mộc trước khi ngủ giúp ngủ ngon hơn.
3. Làm gì để có giấc ngủ tốt?
Phần lớn những người bị rối loạn giấc ngủ không phải nguyên nhân do bệnh lý có thể giải quyết vấn đề bằng cách điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Để có giấc ngủ tốt, tránh ăn ít nhất hai đến ba giờ trước khi đi ngủ để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn và ổn định lượng đường trong máu.
Mặc dù ăn quá no trước khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ nhưng nếu đói bạn nên ăn một bữa ăn nhẹ để không bị cơn đói làm gián đoạn giấc ngủ.
Theo BSCKI Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, ngoài các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ không dùng thuốc như tập thể dục, bố trí không gian ngủ thoáng mát, duy trì giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ và thức dậy đúng giờ… những người bị mất ngủ cần lưu ý không ăn quá no trước giờ đi ngủ; nếu cảm thấy đói có thể ăn nhẹ 1 quả chuối, 1 hộp sữa chua… vì đói bụng sẽ càng khiến bạn trằn trọc khó ngủ.
Lưu ý không uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác. Uống trà thảo mộc vài giờ trước khi đi ngủ cũng giúp ngủ ngon. Có một số loại thảo dược có tính an thần nhẹ như củ bình vôi, tâm sen, vông nem, lạc tiên...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 món ăn bài thuốc giúp cải thiện chứng mất ngủ.
Chế độ ăn chay, thuần chay được lên kế hoạch khoa học có thể đáp ứng gần hết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dù vậy, người ăn chay nên cân nhắc bổ sung một số vitamin và dưỡng chất mà thực vật không thể cung cấp đủ.
Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.
Không chỉ đẹp mắt, những loại thực phẩm có màu tím còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g, thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g. Trong các loại đậu đỗ, tỷ lệ đạm chiếm 21-25g/100g, đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g.
Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm trùng do virus lây lan có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức như thể bạn đang chiến đấu với cơn cảm lạnh hoặc cúm tồi tệ nhất mà bạn từng mắc phải. Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm chủ yếu do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như cytomegalovirus hoặc toxoplasmosis, cũng có thể gây ra bệnh.
Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.
Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.
Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?