Lợi ích của việc uống nước ấm khi bụng đói.
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sự sống trên trái đất và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống lành mạnh. Bác sĩ Kunal Sood khuyên nên bổ sung một ly nước ấm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, uống khi bụng đói sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất.
Dưới đây là 3 lý do mà bạn nên uống một ly nước ấm khi bụng đói:
Hỗ trợ tiêu hóa
"Uống nước ấm khi đói có thể giúp cải thiện khả năng tiêu hóa. Về lý thuyết, nước ấm sẽ giúp hòa tan thức ăn trong hệ tiêu hóa và giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu cho thấy nước ấm còn giúp giảm táo bón", bác sĩ Kunal Sood cho biết.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Tiêu hóa vào năm 2016 phát hiện ra rằng nước uống ở nhiệt độ 37 độ C có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và giảm chứng đầy hơi.
Tốt cho quá trình trao đổi chất
Trao đổi chất là quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Do đó, tốc độ trao đổi chất của bạn có ảnh hưởng đến việc tăng và giảm cân.
Theo bác sĩ Kunal Sood, nước ấm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ quá trình tiêu hao, đốt cháy calo.
Cải thiện tuần hoàn
Lý do cuối cùng bạn nên uống nước ấm khi bụng đói là giúp cải thiện tuần hoàn và lưu lượng máu. Nguyên nhân là do uống nước ấm sẽ làm giãn mạch máu.
Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo nước không quá nóng để tránh bị bỏng. Như vậy, uống nước ấm khi bụng đói có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp thêm chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để luôn khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn uống nước đúng cách, phòng chống đột quỵ do nắng nóng.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé