Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn uống nước đúng cách, phòng chống đột quỵ do nắng nóng

Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm không chỉ khiến chúng ta thấy bứt rứt, mệt mỏi mà còn rất dễ dẫn đến đột quỵ do sốc nhiệt. Nếu chậm trễ trong việc cấp cứu có thể ảnh hưởng tính mạng. Nhưng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng có thể giảm đáng kể, chỉ với việc uống đủ nước.

1. Vì sao nắng nóng dẫn đến đột quỵ?

Đột quỵ do nhiệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhóm người dễ bị tổn thương nhất là người lớn tuổi, trẻ em, người có sẵn bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, người thường xuyên vận động, lao động ở môi trường nóng bức. Cơ thể chúng ta được ví như bộ máy kỳ diệu, có hệ thống điều hòa thân nhiệt hoạt động nhịp nhàng để tăng tiết mồ hôi, thải nhiệt ra ngoài.

Nhưng trong một số trường hợp hoạt động thể lực quá lâu trong môi trường nóng bức thì cơ chế điều hòa sẽ bị tổn thương, mất sự cân bằng và khả năng bù trừ, đặc biệt là khi chúng ta uống ít nước, không tạo ra đủ mồ hôi để thải nhiệt sẽ làm nhiệt độ cơ thể càng tăng cao. Khi thân nhiệt vượt quá 40 độ và kéo dài sẽ gây ra đột quỵ do sốc nhiệt.

Nắng nóng gay gắt là yếu tố tác động đưa đến đột quỵ.

(Ảnh minh họa)

Đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở nước ta. Sinh mạng một người đột quỵ được tính bằng giây, phút. Vì vậy, phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu.

2. Uống nước bao nhiêu là đủ?

Bên cạnh việc điều trị các bệnh lý nền sẵn có theo hướng dẫn, tập thể dục đúng cách, tránh thay đổi môi trường nóng - lạnh đột ngột thì lời khuyên quan trọng nhất của các chuyên gia trong thời tiết nắng nóng hiện nay để phòng ngừa đột quỵ là uống nhiều nước.

Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần khoảng 2 lít nước. Ngoài ra, lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: Cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.

Với những lao động chân tay nặng nhọc nên uống 4 ly/cốc nước lọc mỗi giờ. Ở người già, các phản xạ đều giảm nên không phải ai cũng có cảm giác khát nước nên cần định sẵn một lượng nước cần uống trong ngày và uống hết để bảo vệ sức khỏe. Đối với bệnh nhân mạch vành, huyết áp, đái tháo đường vẫn uống nước như bình thường, nhưng người suy tim nên khống chế lượng nước đầu vào theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên chia nhỏ các cữ uống nước trong ngày, không nên đợi khát mới uống.

(Ảnh minh họa)

Chúng ta thường có thói quen để khát mới uống nước nhưng điều này là không đúng. Tốt nhất là uống thường xuyên, ngay cả khi không khát để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của cơ thể, điều hòa thân nhiệt.

Không nên uống nước quá nhanh, uống từng ngụm nhỏ để nước ngấm dần, chảy đều vào từng tế bào của bạn. Nên chia nhỏ các lần uống. Kể cả khi khát bạn cũng chỉ nên uống một cách từ từ. Uống nước quá nhanh trong khi khát có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho tim mạch.

Không nên uống nước khi đứng, vì khi đó nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột, các dưỡng chất không được hấp thụ vào các cơ quan vì nước giúp vận chuyển vitamin và dưỡng chất đến từng tế bào trong cơ thể, giúp thải trừ các độc tố gây hại.

Do vậy, khi uống nước không đúng tư thế sẽ dẫn đến đau bụng, hội chứng trào ngược, đau khớp, không tốt cho chức năng của thận. Lý tưởng nhất là bạn nên ngồi uống nước, với tư thế này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Ngồi uống nước cũng giúp cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.

3. Lưu ý gì khi uống nước?

Uống nước đủ, đúng thời điểm là điều nên làm, nhưng chưa đủ, điều tối quan trọng đó là nguồn nước vào cơ thể phải chất lượng, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn - virus - nấm - kim loại nặng, dư lượng hoá chất cũng như các chất khử trùng (Clo, Flo…) để tránh nhiễm thêm bệnh khi uống nước mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu chỉ đun nước sôi để nguội như thông thường, dù có đạt đến 100 độ C thì cũng chỉ loại được vi khuẩn và ký sinh trùng, một số hóa chất độc hại nhưng không thể xử lý kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân…). Vì vậy, ngày nay máy lọc nước dần trở thành xu hướng được ưa chuộng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một người có thể bị zona nhiều lần không?

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm