Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nắng nóng gia tăng, làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ?

Những ngày hè oi bức, nhiệt độ có khi chạm ngưỡng 39-40 độ, thời tiết thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa… là những nguyên nhân chính khiến sức khỏe của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng xấu, thường xuyên ốm sốt.

Đây cũng là thời điểm dịch bệnh bùng phát: Sốt virus, bệnh đường hô hấp, chân tay miệng, tiêu chảy cấp… Vậy làm sao để đảm bảo bé nhà bạn luôn khỏe mạnh qua mùa hè?

Dinh dưỡng đa dạng, nhiều rau xanh, hoa quả

Dinh dưỡng luôn là yếu tố đầu tiên được nhắc đến nếu muốn trẻ khỏe mạnh. Cần bổ sung cân đối giữa chất béo, protein và tinh bột giúp trẻ có năng lượng hoạt động, vui chơi. Cho trẻ ăn nhiều rau tươi có màu xanh sẫm, hoa quả đặc biệt những loại chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, bưởi… giúp tăng sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường.

Rau xanh, củ quả bổ sung lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh (ảnh minh họa)

Thời tiết nóng nực làm trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đề kháng giảm sút tăng nguy cơ mắc các bệnh về virus. Giai đoạn này cha mẹ cần thường xuyên đổi món, đa dạng thức ăn để kích thích vị giác khiến trẻ ngon miệng hơn. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm đảm bảo trẻ ăn đủ lượng thức ăn cần mỗi ngày.

Dùng điều hòa đúng cách

Đa phần các gia đình hiện nay đều sử dụng điều hòa để giảm nhiệt những ngày hè. Nhiều cha mẹ không biết việc để điều hòa quá thấp là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, vì chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngoài trời và trong phòng khiến bạn và trẻ có thể bị sốc nhiệt.

Bố mẹ cũng nên dùng thêm máy lọc không khí, giúp lọc bớt bụi vải từ quần áo, chăn gối, bụi mịn, vi khuẩn vi rút lơ lửng trong không khí, để không gian trong phòng thoáng khí, dễ chịu hơn.

Ngoài ra, không nên để trẻ chạy ra vào phòng điều hoà liên tục, nhất là khi nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh nhau nhiều, bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh. Khi bật điều hoà bố mẹ nên bật thêm quạt, để quạt xa giường khoảng 2m, cho quạt quay để làm thoáng phòng. Không nên để quạt rọi thẳng vào mặt trẻ sẽ khiến trẻ khó thở, khô mũi, khô miệng.

Khi định cho trẻ ra khỏi phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài tránh sốc nhiệt.

Chọn đồ thoáng mát cho trẻ

Muốn bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa hè khi ngủ nên mặc quần áo chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Ban ngày mẹ mặc cho trẻ quần áo ngắn tay, váy cho bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Vào buổi tối nếu trong phòng dùng điều hoà thì nên mặc cho trẻ quần áo dài nhưng chọn chất liệu vải mỏng. Nhớ giữ ấm vùng ngực, cổ để tránh phòng bệnh viêm đường hô hấp trên. Khi ngủ phải mắc mùng, sử dụng thuốc bôi chống muỗi cho trẻ vì mùa hè là mùa của dịch sốt xuất huyết.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ

Trời nóng, việc trẻ chơi đùa sẽ đổ rất nhiều mồ hôi cộng thêm ngồi điều hòa lạnh có thể khiến trẻ bị viêm phổi, sốt... cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trên cơ thể của trẻ tại các vị trí như trán, lưng, nách... bằng tay đơn giản để đảm bảo nhiệt độ thân thể trẻ là ổn định.

Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần phải hạ sốt ngay cho bé bằng cách nới rộng quần áo, lau người cho trẻ bằng nước ấm ở vị trí nách, bẹn, tay, chân. Nếu sốt cao mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự lấy thuốc kháng sinh cho con uống. Mẹ nhớ phải cho trẻ uống thật nhiều nước để làm hạ thân nhiệt. Trong trường hợp sốt kéo dài phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân.

Uống đủ nước, tránh mất nước

Bố mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước, nhất là với trẻ thường xuyên ở trong phòng điều hoà để tránh khô họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn vi rút xâm nhập cơ thể.

Tùy từng trọng lượng, tuổi tác mà nhu cầu nước ở mỗi trẻ là khác nhau. Trẻ nặng 1 – 10kg mỗi ngày cần uống vào 100ml/kg, trẻ có cân nặng từ 11 – 20kg nhu cầu nước mỗi ngày là 1000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên. Thanh thiếu niên cần tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Nước tinh khiết giúp trẻ giải nhiệt những ngày hè nắng nóng(ảnh minh họa)

Có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống sữa, nước hoa quả, nước luộc rau...nhưng tốt nhất là các loại nước tinh khiết giúp đẩy nhanh trao đổi chất, bài tiết dễ dàng, nhuận gan, giải độc cơ thể, tăng sản sinh tế bào.

Tham khảo thêm thông tin tại: Đến trường mùa nắng nóng: Làm sao để đảm bảo an toàn?

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 10/12/2023

    2 thực phẩm nên có sẵn tại nhà trong mùa cúm

    Thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn khiến nhiều người bị bệnh cúm tấn công. 2 thực phẩm dễ kiếm trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng bệnh chủ động lúc giao mùa.

  • 10/12/2023

    Chăm sóc da mùa Đông nhờ chế độ ăn uống

    Da khô, dễ kích ứng và bong tróc là tình trạng thường gặp trong thời tiết mùa Đông. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho da có thể giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

  • 10/12/2023

    10 thói quen tốt cho sức khỏe nên thực hiện hàng ngày

    Để bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa cúm cuối năm, bạn nên chủ động dành ra 10 phút mỗi ngày thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.

  • 10/12/2023

    Probiotic có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn không?

    Probiotic là vi sinh vật sống, một số loài có trong cơ thể, một số được bổ sung từ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men như sữa chua. Probiotic được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí là chống lại các tế bào gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các thông tin xoay quanh probiotic.

  • 09/12/2023

    Chăm sóc trẻ viêm mũi họng thế nào để hạn chế tái đi tái lại?

    Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?

  • 09/12/2023

    Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

    Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.

  • 09/12/2023

    Những sai lầm về dinh dưỡng cản trở sự phát triển cơ bắp

    Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.

  • 09/12/2023

    Triệu chứng ung thư tụy

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.

Xem thêm