BS. Trịnh Minh Trang – Khoa Laser và Săn sóc da, BV Da liễu Trung ương cho rằng, không chỉ riêng mùa hè mà bất kỳ mùa nào trong năm cũng cần sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên vào mùa hè cường độ ánh nắng nhiều nên việc này càng cần phải lưu ý nhiều hơn và là bước không thể thiếu trong chăm sóc da. Đặc biệt trong những ngày gần đây, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 7-9 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
"Ánh nắng là một trong những tác nhân gây lão hóa da. Cơ chế gây lão hóa da của ánh nắng là gây ra tổn thương các tế bào trên các lớp của da, đồng thời gây ra hiện tượng đứt gãy ADN trong các tế bào da, từ đó gây nên tình trạng đột biến và có thể dần dần hình thành nguy cơ ung thư da. Do đó, sử dụng kem chống nắng giúp chống lại tác dụng của ánh nắng lên da là rất quan trọng"- BS. Trang nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về vấn đề này dẫn đến những sai lầm khi bôi kem chống nắng và dĩ nhiên là không đạt hiệu quả chống nắng. Các sai lầm thường gặp là:
Trong khoảng từ 5-10 năm gần đây, ý thức sử dụng kem chống nắng của phụ nữ nói riêng và của người dân nói chung đã cao hơn trước, khái niệm về dùng kem chống nắng cũng đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải sai lầm là bôi quá ít kem chống nắng, không đủ về lượng để bảo vệ cho làn da.
Trong hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng chuẩn thì nó phải được dùng liên tục trong thời gian từ khi nhìn thấy ánh sáng ban ngày, chứ chưa cần là ánh nắng mặt trời. Bởi lẽ, ánh sáng cũng đã có thể khiến bạn bị ảnh hưởng từ các tia UVA, tác động lên da cho đến cuối ngày khi trời tối.
Do đó, bôi kem chống nắng một lần trong ngày là không đủ để bảo vệ da. Thông thường, mỗi ngày chúng ta cần bôi kem chống nắng ít nhất 2 lần, nên bôi từ 3-4 lần. Số lần bôi kem chống nắng nhiều hay ít có thể linh hoạt theo tình huống, tuy nhiên đảm bảo trên mặt luôn có một lớp kem chống nắng. Nếu mặt giữ được lớp kem chống nắng lâu thì có thể giảm tần suất bôi. Trường hợp ra mồ hôi nhiều, sau mỗi hai giờ phải thoa kem lại. Làm sạch mặt (tẩy trang, rửa) trước khi bôi lại kem.
Chọn chỉ số chống nắng chưa phù hợp với điều kiện tiếp xúc ánh nắng cũng như các vùng da là sai lầm khá phổ biến. "Nếu bạn đi ra ngoài trời nhiều và tiếp xúc ánh nắng với cường độ lớn thì thường phải chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao từ 50 trở lên. Nếu làm việc trong môi trường không bị ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc trời hôm đó không quá nắng thì có thể chọn kem chống nắng có chỉ số SPF thấp hơn"- chuyên gia da liễu tư vấn.
Chỉ số SPF hiểu nôm na là chỉ số chống nắng. Chỉ số SPF và thời gian đỏ da tối thiểu cho phép, giúp bạn ước lượng thời gian da được bảo vệ bởi kem chống nắng. Ví dụ, bạn đứng ngoài trời 10 phút thì xuất hiện đỏ da, tức là thời gian đỏ da tối thiểu 10 phút. Dùng kem chống nắng chỉ số SPF 30+, thời gian da được kem chống nắng bảo vệ tính theo công thức: 10×30 là 300 phút (tương đương 5 giờ).
Như vậy, chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Tuy nhiên, không có chỉ số chống nắng nào có thể bảo vệ da 100%. Do vậy, bạn cần che chắn vùng da được bôi kem chống nắng. Ngoài ra, kem chống nắng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng dễ bị biến đổi làm giảm tác dụng.
Thông thường, chúng ta có rất nhiều bước chăm sóc da với nhiều sản phẩm chăm sóc và các lớp trang điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác như dưỡng da, dưỡng ẩm, kem nền… không đúng quy trình sẽ giảm tác dụng.
BS. Trang cho biết, hai tác dụng của kem chống nắng là chống nắng cơ chế vật lý, giống như một lớp vật liệu che phủ da và cơ chế hóa học, tức là tạo ra tương tác hóa học để thay đổi sự hấp thu, chuyển hóa các tia bức xạ đến da. Việc bôi kem chống nắng ngay sau khi dùng các sản phẩm chăm sóc da khác sẽ làm loãng kem hoặc thay đổi tính chất vật lý, hóa học, do đó giảm tác dụng.
Chính vì vậy, BS. Trang khuyến cáo cách tốt nhất là nên bôi trực tiếp kem chống nắng lên da mặt. Nếu trước đó bạn bôi dưỡng ẩm thì phải để kem dưỡng ẩm có thời gian hấp thu vào trong da mới bôi kem chống nắng lên. Thông thường thời gian bôi các sản phẩm dưỡng da cách nhau ít nhất 15 -20 phút.
Tùy vào từng loại da, người dân nên lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với vùng da, loại da (như da nhờn, da khô, da nhạy cảm…). Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng ít nhất 20 phút. Đừng đợi đến sát giờ ra ngoài mới bôi kem chống nắng.
"Mọi vùng da đều cần được bảo vệ, nhất là vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Da mặt thường được ưu tiên chăm sóc nhất. Nếu có điều kiện, bôi kem chống nắng cho cả vùng tay chân, thân mình..."- BS. Trang đưa ra lời khuyên.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều là thời điểm nắng cao điểm nhất, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím. Do đó, bạn nên hoặc hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài, hay làm việc ngoài trời trong thời gian này hãy nhớ bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm để ngăn ngừa tác hại của tia UV. Chú ý bổ sung đủ nước uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. |
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 3 vùng da trên mặt có nguy cơ ung thư cao thường bị bỏ qua khi bôi kem chống nắng
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.