Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 quy tắc cần nắm vững để ổn định huyết áp, không lo đột quỵ

Cứ 45 giây, trên thế giới có 1 người bị đột quỵ và 3 phút có 1 trường hợp tử vong do đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu do căn bệnh tăng huyết áp. Cần nắm vững nguyên tắc tránh đột quỵ.

Trong giới y khoa, đột quỵ não được hiểu là một hội chứng lâm sàng, đặc trưng bởi sự mất đột ngột cấp tính các chức năng của não (thường khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Ngoài tên gọi đột quỵ não, bệnh còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não, khi những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương, phân bố mà không do nguyên nhân chấn thương gây ra.

Nguy hiểm hơn trong trường hợp bệnh nhân bị tai biến, nếu thiếu oxy trong vòng 4 - 5 phút, tình trạng tổn thương sẽ không hồi phục, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động của bệnh nhân, thậm chí có thể tử vong ngay sau đó nếu không được cấp cứu kịp thời.

Với những trường hợp được cứu chữa, người bệnh vẫn có nguy cơ đối diện với những di chứng nặng nề như: tê liệt, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, suy giảm chức năng thị giác,...

Để giảm thiểu tình trạng này, các chuyên gia, bác sĩ đã đưa ra những cách phòng chống đột quỵ đơn giản mà bất cứ người nào cũng thực hiện được.

 

1. Lựa chọn thực phẩm giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Dinh dưỡng có thể là “người đồng hành” phòng ngừa đột quỵ, hay hồi phục sau một cơn đột quỵ.

Người cao huyết áp nên:

- Ăn nhiều thực phẩm từ thực vật như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.

- Hạn chế lượng muối, chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đường và ngũ cốc tinh chế.

2. Đừng quên tập thể dục mỗi ngày

Luyện tập thể dục thể thao giúp tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, từ đó giảm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, chơi một số môn thể thao đơn giản, vừa sức với thời gian 30 - 40 phút/ngày như đi bộ vừa, chạy bộ…

3. Tầm soát đột quỵ

Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện đột quỵ và nguy cơ đột quỵ, giúp tăng hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị.

Những người có tiền sử huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành, mỡ máu cao, tiểu đường… cần đi khám bệnh 3 đến 6 tháng/lần, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Kiểm soát huyết áp

Việc quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ là kiểm soát chỉ số huyết áp ở ngưỡng an toàn <140>

Thực tế hiện nay, phần lớn người bệnh huyết áp cao điều trị ngoại trú tại nhà, chính vì thế, người bệnh nên kiểm tra huyết áp hằng ngày, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường như huyết áp không ổn định phải thì đến gặp bác sĩ hoặc khám tầm soát đột quỵ để có phương án xử lý kịp thời.

5. Phòng ngừa đột quỵ an toàn và hiệu quả với liệu pháp enzym

Theo các chuyên gia, người bệnh nên sử dụng kết hợp thuốc tây với các sản phẩm kế thừa liệu pháp enzym để ổn định huyết áp, hỗ trợ hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch.

5 enzym hàng đầu Nattokinase, Papain, Protease, Bromelain, Phức hợp Rutin Complex vừa có công dụng phá tan cục máu đông, giúp hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến… kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Horse Chestnut, White willow bark giúp gia cố thành mạch, chống oxy hóa, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, gây xơ vữa mạch hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Uống trà có giảm nguy cơ đột quỵ?

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm