Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hạ huyết áp thế đứng: nguyên nhân, triệu chứng và yếu tố nguy cơ

Hạ huyết áp thế đứng – hay còn được gọi là hạ huyết áp tư thế (tư thế đứng) - là một dạng huyết áp thấp xảy ra khi bạn đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp thế đứng có thể gây cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, thậm chí có thể khiến ngất xỉu. Đây là tình trạng gặp phải ở khá nhiều người và có thể gây nguy hiểm trong một số trường hợp đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ gặp phải trong bài viết dưới đây.

Hạ huyết áp thế đứng là gì?

Hạ huyết áp thế đứng (HHATĐ) xảy ra khi đứng lên đột ngột là trạng thái ngồi hay nằm, khiến người bệnh cảm thấy choáng váng và có thể ngã, thậm chí là ngất xỉu. HHATĐ có thể nhẹ và các cơn có thể kéo dài dưới vài phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên là cần đi khám sớm nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng lên.

HHATĐ xảy ra thỉnh thoảng (cấp tính) thường có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như mất nước hoặc nằm lâu trên giường và có thể dễ dàng điều trị được. HHATĐ mạn tính thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, do vậy việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.

Các triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất là choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Các triệu chứng thường kéo dài ít hơn một vài phút. Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:

  • Chóng mặt/chóng mặt khi đứng
  • Mờ mắt
  • Cảm thấy chân tay yếu 
  • Ngất xỉu
  • Hoang mang
  • Buồn nôn

Đôi khi chóng mặt hoặc choáng váng có thể khá nhẹ - khởi phát do tình trạng mất nước nhẹ, lượng đường trong máu thấp hoặc cơ thể đang quá nóng. Chóng mặt hoặc choáng váng cũng có thể xảy ra khi đứng dậy sau khi ngồi quá lâu. Nếu các triệu chứng này chỉ thi thoảng xảy ra, có thể không có lý do gì quá đáng lo ngại.

Một điều quan trọng là cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu phát hiện có các triệu chứng thường xuyên của HHATĐ vì chúng có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp là bất tỉnh dù chỉ trong vài giây.

Nguyên nhân

Khi đứng lên đột ngột, trọng lực làm cho máu đọng lại ở chân và bụng – những phần thấp của cơ thể. Máu khi đó chưa kịp lưu thông lên tim, và điều này dẫn tới tình trạng giảm huyết áp đột ngột. Thông thường, các tế bào đặc biệt (cơ quan thụ cảm) gần tim và ở các động mạch vùng cổ cảm nhận được mức huyết áp thấp này đầu tiên. Các cơ quan thụ cảm baroreceptor gửi tín hiệu đến các vùng trung tâm trong não, báo hiệu tim phải đập nhanh hơn và bơm nhiều máu hơn nhằm giúp ổn định huyết áp. Đồng thời, các tế bào này cũng ra tín hiệu thu hẹp các mạch máu để làm tăng huyết áp.

HHATĐ xảy ra khi một vấn đề nào đó làm gián đoạn quá trình tự nhiên của cơ thể để chống lại huyết áp thấp. Nhiều tình trạng có thể gây ra HHATĐ, bao gồm:
  • Mất nước. Sốt, nôn mửa, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng và vận động gắng sức khiến đổ mồ hôi nhiều đều có thể dẫn đến mất nước và làm giảm lượng máu. Mất nước nhẹ có thể gây ra các triệu chứng của HHATĐ, chẳng hạn như suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.
  • Vấn đề tim mạch. Một số vấn đề ở tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim cực thấp (nhịp tim chậm), các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim. Những tình trạng này khiến cơ thể không thể đáp ứng đủ nhanh để bơm nhiều máu hơn khi đứng lên và dẫn đến HHATĐ.
  • Các vấn đề về nội tiết. Các vấn đề về tuyến giáp, suy thượng thận (bệnh Addison) và lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) có thể gây ra HHATĐ. Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các dây thần kinh gửi tín hiệu điều chỉnh huyết áp và cũng có thể gây ra HHATĐ.
  • Rối loạn hệ thần kinh. Một số rối loạn hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, teo thần kinh, sa sút trí tuệ thể Lewy, suy tự chủ đơn thuần và chứng amyloidosis có thể phá vỡ hệ thống điều hòa huyết áp bình thường của cơ thể.
  • Ăn các bữa ăn. Một số người bị huyết áp thấp sau khi ăn các bữa ăn (tình trạng hạ huyết áp sau ăn). Tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra vào những thời điểm nguy hiểm, chẳng hạn như khi đang lái xe…

Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố nguy cơ của hạ huyết áp thế đứng bao gồm:

  • Tuổi tác. HHATĐ thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Các tế bào đặc biệt (cơ quan thụ cảm) gần tim và các động mạch vùng cổ giúp điều chỉnh huyết áp có thể chậm lại khi bạn già đi. Tim bị lão hóa cũng có thể khó tăng tốc và bù đắp cho việc giảm huyết áp.
  • Sử dụng thuốc. Các loại thuốc bao gồm thuốc điều trị huyết áp cao hoặc bệnh tim, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) và nitrat đều có thể làm hạ huyết áp quá mạnh và gây HHATĐ.
  • Các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng bao gồm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị rối loạn cương dương và ma tuý.
  • Một số bệnh đặc biệt. Một số bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim; rối loạn hệ thần kinh nhất định, chẳng hạn như bệnh Parkinson; và các bệnh gây tổn thương thần kinh chẳng hạn như bệnh tiểu đường… có thể làm tăng nguy cơ huyết áp thấp.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ở trong môi trường nóng có thể gây đổ mồ hôi nhiều và có thể mất nước, làm giảm huyết áp và kích hoạt tình trạng hạ huyết áp thế đứng.
  • Nghỉ ngơi tại giường. Nếu bạn phải nằm trên giường một thời gian dài vì các vấn đề sức khỏe, bạn có thể trở nên yếu về sức khỏe tổng thể. Khi cố gắng đứng lên từ trạng thái nằm, rất có thể tình trạng HHATĐ sẽ xảy ra.
  • Mang thai. Hệ thống tuần hoàn mở rộng nhanh chóng trong thời kỳ mang thai, và điều này có thể khiến huyết áp giảm xuống. Điều này là bình thường và huyết áp thường trở lại mức như trước khi mang thai sau khi sinh con.
  • Đồ uống có cồn. Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.

Các biến chứng gặp phải

Hạ huyết áp thế đứng liên tục có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở người lớn tuổi, bao gồm:

  • Ngã. Ngã do ngất xỉu là một biến chứng thường gặp ở những người bị HHATĐ.
  • Đột quỵ. Sự thay đổi huyết áp khi bạn đứng và ngồi do hạ huyết áp tư thế đứng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ do giảm lượng máu cung cấp cho não.
  • Bệnh tim mạch. Hạ huyết áp thế đứng có thể là một yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch và các biến chứng, chẳng hạn như đau ngực, suy tim hoặc các vấn đề về nhịp tim.
Tổng kết

Hạ huyết áp thế đứng là một tình trạng gặp phải ở nhiều người, nhất là người cao tuổi. Tình trạng hạ huyết áp có thể gây ra chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên đi khám càng sớm càng tốt để sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và có phương pháp điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại: Huyết áp thấp: Khi nào nguy hiểm cần được cấp cứu?

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm