Tăng huyết áp (THA) ở trẻ nhỏ là gì?
Ở người lớn, THA được định nghĩa là khi huyết áp ≥ 140/90mmHg bất kể tuổi, giới, tầm vóc cơ thể. Đây là một định nghĩa mang tính chức năng dựa trên mối liên quan giữa con số huyết áp với các biến cố tim mạch. Các biến cố tim mạch gây ra bởi tình trạng THA thường ít xảy ra trong thời thơ ấu (trên lứa tuổi trẻ em) nên định nghĩa thế nào là THA ở trẻ nhỏ mang tính thống kê hơn là chức năng.
Theo Chương trình giáo dục về THA tại Mỹ (NHBPEP-2004), định nghĩa về THA ở trẻ em được đánh giá theo các mức bách phân vị 50th, 90th, 95th, 99th của trị số huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr). Cụ thể như sau:
Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu đơn giản là trẻ được coi là THA khi huyết áp của trẻ - nếu so với trẻ cùng lứa ở cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao - nằm trong khoảng bách phân vị 95th trở lên khi đối chiếu với Bảng trị số huyết áp trẻ em.
Dưới đây là bảng trị số huyết áp trẻ em:
Triệu chứng
Tăng huyết áp thường không gây ra các triệu chứng nổi trội. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp phải trong trường hợp khẩn cấp khi trị số huyết áp quá cao, bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nhanh chóng tìm đến hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Nguyên nhân
Tăng huyết áp ở trẻ nhỏ thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác nhau như khuyết tật tại tim, các bệnh về thận, tình trạng di truyền từ cha mẹ hoặc rối loạn nội tiết tố... Trẻ lớn - đặc biệt là những trẻ thừa cân, béo phì - có nhiều khả năng bị tăng huyết áp nguyên phát. Loại tăng huyết áp này tự xảy ra, không có điều kiện cơ bản tác động từ đầu.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, yếu tố di truyền và lối sống hiện tại.
1. Tăng huyết áp nguyên phát (cơ bản)
Tăng huyết áp nguyên phát tự xảy ra mà không xác định được nguyên nhân. Loại tăng huyết áp này xảy ra thường xuyên hơn ở những trẻ lớn hơn, thường là từ 6 tuổi trở lên. Các yếu tố nguy cơ phát triển tình trạng tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:
2. Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân do một bệnh lý cụ thể gây ra. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Các nguyên nhân gây ra bao gồm:
Biến chứng
Trẻ em bị tăng huyết áp có khả năng tiếp tục tiến triển tình trạng tăng huyết áp khi trưởng thành, trừ khi bắt đầu được điều trị sớm. Nếu tăng huyết áp ở trẻ tiếp tục tiếp diễn ở tuổi trưởng thành, trẻ có thể gặp phải những nguy cơ:
Dự phòng tình trạng tăng huyết áp ở trẻ nhỏ
Tổng kết
Tăng huyết áp ở trẻ nhỏ là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên không phải không có. Thông thường chúng là vấn đề thứ phát của một nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cũng như tạo thói quen tốt cho trẻ và duy trì một lối sống lành mạnh là điều cần thiết và quan trọng để giúp trẻ phát triển ổn định trong suốt thời gian dài sau này.
Tham khảo thêm thông tin tại: Các bệnh của người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc phải
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
SUCKHOE+ | Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây nhiễm cao ở trẻ em. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học.
Sau 2 mùa Hè bị ảnh hưởng do COVID-19, năm nay, trẻ đã có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể trong trạng thái “bình thường mới”. Một vài gợi ý sau giúp cha mẹ tìm được hoạt động bổ ích cho trẻ phát triển thể chất trong mùa Hè này.
Theo một nghiên cứu gần đây về COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 không được phát hiện có thể gây ra các trường hợp viêm gan bí ẩn được báo cáo ở hàng trăm trẻ nhỏ trên khắp thế giới.
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu cần ghép thận đã vượt xa nguồn cung cấp. Sự thiếu hụt càng trở nên trầm trọng hơn khi các bệnh viện bắt đầu từ chối sử dụng thận từ những người hiến tặng dương tính với SARS-CoV-2.
TS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, khi khuyến cáo người dân các biện pháp phòng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, điều đầu tiên ông đề cập là nên giảm lượng thịt đỏ.
SEA Games 31 đang diễn ra với lịch thi đấu giữa các đội, trong đó có môn thể thao vua là bóng đá. Và không ít người bệnh tim mạch là "fan" hâm mộ môn thể thao này, muốn hòa mình vào không khí sôi động của các trận túc cầu.
Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến mũi, họng và phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể trở năng và đe dọa đến tính mạng. Virus cúm thay đổi liên tục, có thể khiến bệnh trở nên khó điều trị. Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của cúm, một số liệu pháp thay thế như xông hoặc sử dụng tinh dầu cũng có hiệu quả cao.