Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nắng nóng, đột quỵ vào guồng: Những ai cần chú ý?

Nắng nóng gay gắt đổ bộ cũng là lúc bệnh đột quỵ vào guồng gia tăng. Đáng lo nhất là những người có sẵn bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… luôn đứng đầu danh sách nguy cơ cao.

Có lẽ chưa bao giờ căn bệnh đột quỵ lại khiến chúng ta lo sợ như thời gian gần đây. Chỉ cần gõ tin tức về đột quỵ, hàng loạt thông tin cảnh báo và những ca bệnh điển hình xuất hiện dày đặc.

Những ngày cuối tháng 3, khi nắng nóng bắt đầu xâm chiếm, BV Đa khoa Đồng Nai liên tiếp cứu sống nhiều bệnh nhân đột quỵ nặng, trong đó đáng chú ý có trường hợp chỉ mới 25 tuổi, không có bệnh nền, trước đó hoàn toàn bình thường. Tương tự, BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ can thiệp tái thông mạch máu não kịp thời cho 4 ca đột quỵ nhập viện gần như cùng lúc.

Đây là những ca bệnh may mắn đến kịp bệnh viện và được cứu sống. Nhưng trong thực tế, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ và có đến 50% số trường hợp này diễn biến xấu đi, thậm chí tử vong. Đặc biệt, mỗi khi vào mùa nắng nóng đỉnh điểm, số ca đột quỵ có xu hướng gia tăng. Nếu biểu đồ dao động nhiệt độ tăng thêm 5 độ C, thì tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng lên đến 6%.

Vì sao nắng nóng gây đột quỵ?

Tháng 3, tháng 4 là thời gian cao điểm của mùa khô, vì vậy những ngày gần đây cả nước đã bắt đầu chuỗi ngày oi bức, báo hiệu các đợt nắng kỷ lục sắp bao phủ từ Bắc chí Nam. Nắng nóng đổ bộ cũng là lúc cơ thể dễ sinh bệnh.

Đối với cơ thể người, nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20-30 độ C cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt. Tuy nhiên, nếu vượt xa ngưỡng này, cơ thể không thể điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến các tai biến do nhiệt độ, điển hình và đáng lo nhất là đột quỵ.

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là những người có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân oi bức và đột quỵ “bắt tay” nhau là vì trời nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước, làm máu trở nên đặc quánh, tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối. Mất nước cũng làm giảm lượng máu lên não nên sẽ tăng khả năng gây ra đột quỵ.

Mùa hè, bia rượu cũng trở nên đắt khách vì là món giải khát của nhiều quý ông, cộng thêm thuốc lá, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng máy lạnh ra môi trường bên ngoài hoặc ngược lại, tắm ngay sau khi đi nắng về… đều là những thói quen xấu, là yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào.

Những nhóm người cần chú ý khi vào mùa hè, trời nắng gắt?

Dẫn đầu nhóm nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng là người già trên 60 tuổi vốn xoay sở kém với việc tăng nhiệt. Kế tiếp là những người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu

Những người trẻ thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, thuốc lá, hay phải chịu áp lực công việc/cuộc sống… cũng rất dễ bị đột quỵ vào mùa hè. Theo thống kê từ các bệnh viện, tỷ lệ người trẻ phải nhập viện vì đột quỵ trong mùa nắng nóng những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh.

Về phân bổ địa lý, đột quỵ thường xảy ra với người thành thị hơn nông thôn. Bởi đô thị hóa, bê-tông hóa khiến nhiệt độ ở thành phố gay gắt hơn các vùng quê. “Một cổ hai tròng”, người ở phố còn phải hứng chịu lượng nhiệt từ các bức tường, đường nhựa phả hơi nóng khiến nhiệt độ ban đêm giảm chậm hơn, rồi cú sốc nhiệt khi bước ra từ phòng máy lạnh đã khiến các chuyên khoa đột quỵ ở các thành phố lớn quá tải rất nhiều.

Tê yếu một bên tay chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý (Ảnh minh họa)

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi trời nắng nóng cho những người có nguy cơ cao

Những người mắc các bệnh mạn tính như kể trên nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa sau: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh cũng là kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Nên đặt thuốc ở vị trí dễ nhớ, nếu cần có thể đặt báo thức để nhắc nhở về việc uống thuốc, đừng vì nắng nóng mệt mỏi mà quên đi việc cần làm quan trọng này.

Song song đó nên hạn chế đi ngoài trời vào thời điểm trưa nắng từ 10g - 16g, nếu bất đắc dĩ phải làm việc thì cần thì trang bị những biện pháp chống nóng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, nên cân đối giữa làm việc - nghỉ ngơi để tránh quá sức. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

Khi sử dụng điều hòa, nên bật điều hòa ở mức từ 25 - 27°C (không nên chênh lệch quá 7°C so với nhiệt độ ngoài trời). Không để điều hòa thổi thẳng vào mặt, không nằm điều hòa ngay sau khi tắm vì ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tim và huyết áp. Trước khi ra khỏi phòng, nên tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

Trời nắng nóng gay gắt, không nên để nhiệt độ quá thấp, chênh lệch lớn với môi trường bên ngoài (Ảnh minh họa)

Khi đi ngoài nắng về, cơ thể ra nhiều mồ hôi không nên tắm nước lạnh ngay mà phải ngồi nghỉ ngơi chừng 30 phút, để mồ hôi khô ráo, lỗ chân lông thu nhỏ lại, không giãn ra mới được đi tắm.

Mùa nắng nóng, hệ miễn dịch sẽ gặp nhiều thử thách, vì vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi, không uống nhiều nước lạnh, đặc biệt là những người có bệnh tim mạch và huyết áp.

Trời oi bức cũng đừng quên rèn luyện cơ thể, nên lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà như yoga, chạy trên máy chạy bộ, tập các bài thể dục trong nhà hoặc tập lúc sáng sớm khi trời mát hay đợi buổi chiều khi trời tắt nắng, nhiệt độ ngoài trời giảm thì mới ra ngoài đi tập. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm