Bác sĩ Bùi Huy Cận, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 3, cho biết: Trong thời tiết nắng nóng, sự trao đổi chất của con người diễn ra ở trạng thái mạnh mẽ. Ăn uống dưỡng sinh giúp cơ thể điều hòa, thân thể nhẹ nhàng, phòng các bệnh lý tiêu hóa thường gặp trong mùa nóng.
"Nên ăn thanh đạm, chất mềm, dễ tiêu hóa, bớt ăn đồ nhiều dầu mỡ béo ngậy và cay nóng. Ăn uống thanh đạm giúp thanh nhiệt, giải nắng, bồi bổ cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng", bác sĩ khuyên.
Ăn nhiều "rau sát khuẩn"
Theo bác sĩ Huy Cận, các loại rau của nhóm sát khuẩn bao gồm tỏi, hành, hành tây, hẹ. Đây là những loại rau có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt và ức chế cầu khuẩn, trực khuẩn, nấm, virus. Trong đó, tác dụng rõ ràng nhất là tỏi sống
Dân gian truyền nhau "đông ăn củ cải, hè ăn gừng", tức là mùa nắng nóng nên ăn nhiều gừng. Gừng là thực phẩm tính ấm. Mùa nóng, lỗ chân lông cơ thể khai mở, do đó ăn gừng có lợi cho đào thải độc tố.
Ăn nhiều các loại củ
Theo bác sĩ Huy Cận, rau củ chứa nhiều nước, giúp bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, hầu hết củ đều có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ thành mạch.
Các loại rau củ chứa 90% là nước, đây là nguồn nước tự nhiên thanh khiết tốt cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest.
Ăn nhiều rau tính mát
Ăn các loại rau tính mát, giúp thanh nhiệt, trừ độc, tốt cho tiêu hóa. Loại trừ bí ngô có tính ấm, các loại khác như mướp dắng, mướp hương, dưa chuột, dưa gang, dưa hấu, dưa lê, cà chua, cần tây, rau xà lách... đều thuộc tính mát.
Cháo đậu đỏ ý dĩ
Mùa hạ ăn nhiều cháo đậu đỏ ý dĩ có thể bài trừ khí thấp hàn của cơ thể, lợi tiểu. Ví như ăn cháo vào bữa sáng và tối, còn bữa trưa ăn canh, giúp thanh nhiệt giải độc, bồi bổ cơ thể.
Khi nấu cháo nên cho ít lá sen, giúp vị thanh mùi thơm, trong cháo có vị hơi đắng, có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Hoặc, cho thêm chút đậu xanh giúp giải nhiệt, lợi tiểu... Ngoài ra, cháo bạc hà, cháo ngân nhĩ (nấm trắng), cháo cát căn (sắn dây), cháo mướp đắng đều là thực phẩm tốt cho mùa nóng.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Các loại trái cây như cà chua, dâu tây, cam, chanh, bí đao, dưa hấu, dưa lê, dưa gang, đào, lê... đồ uống như ô mai, trà hoa cúc giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, thanh nhiệt. Nên uống lạnh vừa phải, không nên uống quá nhiều, gây hao tổn dương khí. Dương khí dùng để chỉ nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Dương khí vượng, con người sẽ khỏe mạnh sung mãn, dương khí suy cơ thể phát sinh nhiều bệnh.
Bổ sung đủ lượng đạm
Bổ sung lượng đạm đủ để cơ thể có năng lượng hoạt động và xây dựng cấu trúc xương khớp. Các loại cá, thịt nạc, trứng, sữa và các loại đậu... đều là protein chất lượng cao.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dưỡng sinh mùa xuân.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.