Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh trong mùa nắng nóng: Nhìn xa để ngừa gần

Khi nói đến các bệnh xảy ra trong mùa nắng nóng, người ta thường nghĩ đến các vấn đề như cảm nắng, say nắng, mất nước, kiệt sức... Đây là những vấn đề phổ biến, thường gặp, nhưng chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Riêng đối tượng người cao tuổi (NCT) còn có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác trong mùa nắng nóng.

Hầu hết NCT có sức đề kháng ngày một suy giảm, chức năng của các cơ quan bị sa sút, phản xạ thần kinh kém nhạy bén, trong khi đó mùa nắng nóng có rất nhiều bệnh phát sinh, rất dễ lâm bệnh. Những ngày nắng nóng, ra mồ hôi nhiều, cơ thể rất dễ bị mất nước, chất điện giải; trong khi khả năng tự điều chỉnh của NCT rất khó khăn.

Sự mất nước, chất điện giải liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch. Trường hợp nhẹ, có thể làm cho cơ thể NCT luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên, hay cáu gắt; nặng hơn có thể ngất xỉu, trụy tim mạch. Với NCT còn phải lao động, nhất là lao động nặng nhọc dưới trời nắng nóng khi tắm sông, ao hồ, biển, lúc nắng nóng có thể bị say nắng, sốc nhiệt. Trong những ngày qua, số bệnh nhân vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương cấp cứu tăng trên 150% so với tuần trước.

Cảm lạnh mùa nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, NCT có thể bị cảm lạnh (khi tắm nước lạnh, tắm sông, ao, hồ, biển vào chiều tối, hoặc đang ngoài trời nóng vào phòng máy lạnh hay nằm ngủ trong phòng máy lạnh với nhiệt độ thấp và uống nước có đá… rất dễ bị viêm đường hô hấp. Nếu nhẹ thì viêm mũi họng, nặng hơn là viêm phế quản, phổi hoặc bệnh hen suyễn tái xuất hiện, đặc biệt là hen ác tính, hoặc cơn cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Nếu tiền sử có tăng huyết áp, có thể bị đột tử.

Đặc biệt ở khu vực miền Nam, diễn tiến thời tiết trong ngày có nhiều biến đổi bất thường, đang nắng nóng và bất chợt chuyển sang trạng thái mưa dầm, mưa dai dẳng. Nếu không có biện pháp che chắn, chuẩn bị phù hợp NCT, rất dễ mắc các bệnh như viêm phổi, cảm lạnh…

Bệnh về đường tiêu hóa

Nắng nóng kéo dài, NCT có thể bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm do ăn uống không đảm bảo vệ sinh (uống nước chưa đun sôi, nước đá không vô khuẩn hoặc ăn rau sống hoặc ăn tiết canh, nem chua, nem chạo…). Trong khi đó,  vào mùa nắng nóng thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, do nhiễm vi sinh vật gây bệnh; nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

Nắng nóng kéo dài dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, thiếu nước sạch ở một số địa phương, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các bệnh như nhiễm ký sinh trùng (giun, sán…), ngộ độc, tiêu chảy… nếu sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày.

Mặc dầu nắng nóng kéo dài nhưng hầu hết NCT ngại uống nước, ngại ăn canh, rau, ngại ăn trái cây… làm cho NCT dễ mắc bệnh táo bón. Một số người quan niệm, để hạn chế nắng nóng cần uống bia lạnh nhằm mục đích giải khát. Trường hợp người có bệnh về tim mạch, dạ dày, bệnh phổi, bệnh viêm họng hạt, uống bia lạnh sẽ làm cho bệnh càng gia tăng, thậm chí gây nguy hiểm.

Bệnh lý tim mạch

Nhiệt độ tăng quá cao do nắng nóng có thể làm gia tăng bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não (đột quỵ).  Không nên có quan niệm rằng, bệnh huyết áp hoặc tai biến mạch máu não chỉ xảy ra vào mùa lạnh. NCT nếu có bệnh tăng huyết áp mà bị lạnh đột ngột, rất có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, nếu nhẹ, huyết áp tăng đột ngột gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu (rối loạn tuần hoàn não), loạn nhịp tim. Nếu nặng, có thể xuất huyết não, đột quỵ. Với những NCT có xơ vữa động mạch, tiền sử co thắt động mạch vành tim, thì càng nguy hiểm hơn.

Cần lưu ý là bệnh đột quỵ ở NCT xảy ra vào mùa nắng chiếm một tỷ lệ đáng kể do nhiệt độ ngoài trời tăng đột biến. Thêm vào đó là chế độ sinh hoạt, ăn uống không phù hợp, nhất là ở những người có sẵn bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp.

Mùa nắng nóng kéo dài có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh do muỗi đốt (bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết) ở NCT, bởi họ ngại nằm màn, đặc biệt là NCT đang có khả năng lao động, khi nghỉ ngơi quên nằm màn, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mùa nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa làm gia tăng sự sinh sản của các loài muỗi, trong khi bệnh sốt xuất huyết ở nước ta luôn rình rập.

Người cao tuổi nên uống đủ nước và vận động, tập luyện hợp lý

Biện pháp phòng ngừa

- Hạn chế ra ngoài trong các giai đoạn nắng nóng cao điểm trong ngày (10h sáng đến 16h chiều). Đội nón rộng vành, che ô dù, mặc thoáng mát.

- Uống đủ nước: nên mang theo nước khi ra ngoài, có thể cho một chút muối vào nước để cân bằng điện giải.

- Sử dụng điều hòa một cách lành mạnh, không để nhiệt độ quá thấp, không ngồi trực tiếp trước quạt, máy lạnh khi vừa từ môi trường nắng nóng bên ngoài về.

- Không tắm khuya, tắm nhiều lần trong ngày, tắm ở các nước lạnh ở các ao hồ, sông suối… để phòng ngừa tình trạng cảm lạnh, viêm phổi.

- ăn chín, uống chín không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nguồn nước không hợp vệ sinh.

- Có chế độ lao động, vận động, tập luyện hợp lý tránh thời điểm nắng nóng cao điểm.

- Xây dựng môi trường sống lành mạnh để hạn chế sự sinh sôi của các đối tượng trung gian truyền bệnh, ngủ mùng kể cả ban ngày để phòng bệnh sốt xuất huyết.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng

PGS.TS.BS BÙI KHẮC HẬU - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm