Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đột quỵ ở người già: Chỉ cần lơ là bạn có thể mất cha mẹ mãi mãi

Chúng ta có thể dành thời gian cho công việc, đam mê mà quên rằng quỹ thời gian dành cho cha mẹ mình là điều thật sự cần được ưu tiên. Tuổi tác càng lớn, bệnh tật tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu tích lũy càng nhiều - đây đều là ngòi thuốc nổ cho “quả bom” đột quỵ.

1. Đột quỵ ở người già - căn bệnh hiện hữu xung quanh tuổi tác

Người xưa vẫn nói “Sinh hữu hạn, tử vô kỳ”. Đột quỵ là một trong những căn bệnh có thể khiến chúng ta - những người con rơi vào trạng thái không kịp nói lời từ biệt với cha mẹ dù chỉ là một khoảnh khắc.

Tuổi tác càng lớn, đấng sinh thành càng đối diện với ti ttăng huyết ápỉ điều khó khăn. Từ thay đổi tính nết đến bệnh tật thay nhau “viếng thăm” như , tim mạch, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa mạch. Chưa kể, những thói quen xấu khi còn trẻ như hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya, căng thẳng… tích lũy theo năm tháng cuộc đời trở thành mối nguy cho sức khỏe khi tuổi xế chiều.

Đột quỵ - “tử thần” có thể cướp đi người thân của bạn bất kỳ lúc nào (Ảnh minh họa)

Bệnh tật, thói quen xấu kéo dài hàng thập kỷ làm hư hỏng dần các mạch máu não, khiến chúng dễ tổn thương, tắc nghẽn hoặc vỡ ra, cuối cùng gây ra cơn đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế.

Mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Điều đáng lo, theo tạp chí Stroke, có đến 85% các ca đột quỵ xảy ra sau tuổi 50.

2. Nhà có người lớn tuổi, hãy chú ý các dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, điều trị tốn kém mà hiệu quả không cao vì thường để lại di chứng nặng nề như tàn phế, liệt, khiếm khuyết một chức năng nào đó, không thể sinh hoạt một cách bình thường, sống thực vật.

Các nghiên cứu cho thấy, 60 - 70% bệnh nhân sau đột quỵ phải có sự trợ giúp một phần hay hoàn toàn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, nếu chẳng may bị đột quỵ, việc phát hiện sớm rất có lợi cho người bệnh, có thể hạn chế khả năng tử vong cũng như di chứng sau đó.

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ đang đến rất gần (Ảnh minh họa)

Mỗi chúng ta cần nhớ rằng, cơ thể con người là cỗ máy tuyệt diệu. Nếu có bất thường sẽ nhanh chóng phát đi lời “cầu cứu”, việc của chúng ta là hãy lắng nghe và nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay.

Trong đó, biểu hiện sớm nhất của người đột quỵ là xây xẩm, chóng mặt, đau đầu dữ dội, nói khó mắt nhìn không rõ ở một hoặc hai mắt, liệt mặt, miệng méo, nhân trung lệch sang một bên. Ngoài ra, khi đang trong cơn đột quỵ, một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và tê liệt dẫn đến cầm nắm khó khăn, đi đứng không vững, thậm chí bị ngã khuỵu.

Trong khi đợi xe cấp cứu, cần cho người bệnh nằm ở tư thế đầu cao, lưng nghiêng 45 độ để khi bệnh nhân bị nôn thì đờm dãi không chui vào mũi, miệng, phổi; mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp.

Người nhà tuyệt đối không cho bệnh nhân đột quỵ ăn, uống bất kỳ thuốc gì, cũng không xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu ở đầu ngón tay hay sau tai vì đây là những biện pháp không có tác dụng. Lúc này, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái mê man, uống nước hay thuốc đều dễ bị sặc, làm tắc đường thở. Thực tế, từng có bệnh nhân tử vong vì hít sặc chứ không phải vì đột quỵ.

3. Thêm một chút quan tâm cha mẹ, cũng đủ để viên mãn tuổi xế chiều

Bố mẹ còn, cuộc đời vẫn có nơi để ta đến. Bố mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối đi về. Cuộc đời trăm năm có 2 điều không thể chờ đợi, đó là báo hiếu và sức khỏe. Tỷ phú Bill Gates từng nói trong một cuộc phỏng vấn “Điều không thể chờ đợi nhất trên thế giới này chính là hiếu kính với bố mẹ”.

Sức khỏe - điều tưởng chừng rất bình thường ở người trẻ lại khó có được khi về già. Đây là quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, cách săn sóc cha mẹ tinh tế nhất là hỗ trợ để các đấng sinh thành có sức khỏe tốt, từ đó tự mình thực hiện những sinh hoạt đời thường.

Món quà giúp ngăn ngừa cục máu đông, bảo vệ cha mẹ trước nguy cơ đột quỵ chính là cách mỗi người con lặng lẽ ở bên, đồng hành với ước mơ lớn nhất của đấng sinh thành tuổi xế chiều: có sức khỏe để chứng kiến từng cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời con cháu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì khi thấy người thân bị đột quỵ?

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm