Nghiên cứu đã điều tra xem những người thường xuyên ăn nhiều rau giàu nitrat hơn, chẳng hạn như rau xanh và củ cải đường, có huyết áp thấp hơn, đồng thời những người này có ít khả năng bị bệnh tim mạch và đột quỵ hơn trong nhiều năm sau đó hay không.
Các bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong số một trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 17,9 triệu người mỗi năm.
Dựa trên dữ liệu của hơn 50.000 người sống tại Đan Mạch tham gia nghiên cứu về chế độ ăn uống, ung thư và sức khỏe trong khoảng thời gian 23 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều rau quả giàu nitrat có huyết áp thấp hơn khoảng 2,5 mmHg và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn từ 12% đến 26% so với những người có chế độ ăn thông thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Catherine Bondonno thuộc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng của ECU, cho biết, việc xác định chế độ ăn uống tối ưu để ngăn ngừa bệnh tim mạch là một ưu tiên đối với việc tăng cường sức khỏe con người hiện nay.
Tiến sĩ Bondonno cho biết: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, chỉ cần ăn một bát rau sống (hoặc nửa bát rau nấu chín) giàu nitrat mỗi ngày, người dân có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch".
Những người ăn nhiều rau quả giàu nitrat có huyết áp thấp hơn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn.
(Ảnh: NutritionFacts.org)
Theo Tiến sĩ Bondonno: "Các loại rau giàu nitrat đặc biệt giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên (26%), một bệnh lý tim mạch đặc trưng bởi sự thu hẹp các mạch máu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, loại rau này còn giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim".
Nghiên cứu cho thấy, lượng rau giàu nitrat tối ưu là một bát mỗi ngày. Và việc ăn nhiều hơn mức trên dường như không mang lại bất kỳ lợi ích bổ sung nào.
Tiến sĩ Bondonno nói: "Không cần thiết phải ăn bổ sung để tăng thêm hàm lượng nitrat vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một bát rau xanh mỗi ngày là đủ để đạt được những lợi ích đối với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch". Việc thêm một bát rau bina vào sinh tố chuối hoặc quả mọng có thể là một cách dễ dàng để bổ sung rau xanh giàu nitrat hàng ngày.
Tiến sĩ Bondonno lưu ý: "Việc trộn rau xanh là tốt, nhưng đừng ép vì việc ép rau sẽ loại bỏ bã và các chất xơ".
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các loại rau nói chung và rau lá xanh đặc biệt hiệu quả với việc cải thiện sức khỏe tim mạch và sức bền cơ bắp. Theo đó, hai nghiên cứu của Đại học Edith Cowan (ECU) gần đây cho thấy, các loại rau họ cải rất tốt đối với việc loại bỏ mảng xơ vữa và huyết khối bám trên thành mạch máu, trong khi các loại rau lá xanh rất hiệu quả với sức bền cơ bắp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm người cao huyết áp nên ăn.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.