100g rau xà lách bao nhiêu calo?
Dựa theo bảng calo có trong thực phẩm của viện dinh dưỡng quốc gia. Rau xà lách là loại rau chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, protein và một số khoáng chất khác như: sắt, kali…Trong 100g rau xà lách cho chứa khoảng:
14,5 kcal
90g nước
1,2g chất xơ.
166mg vitamin A
73mg vitamin B9
2,2g carbohydrate
Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng trao đổi chất, ngăn ngừa được tình trạng tích mỡ thừa.
Điều chỉnh đường huyết
Trong xà lách có chứa Lactuca Xanthine, một loại carotenoid (beta-caroten, tiền chất của vitamin A) có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư, cân đối sự tăng hay giảm lượng đường trong máu. Do đó, xà lách là nguồn dinh dưỡng bổ sung tuyệt vời trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra ăn rau xà lách cũng giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và cơn đói hiệu quả bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chỉ số đường huyết
Sự hiện diện của vitamin A, B, C, E, protein, sắt, kali, magie...giúp xà lách trở thành thực phẩm tăng cường miễn dịch tuyệt vời cho cơ thể. Ước tính 100g xà lách cung cấp tới 247% nhu cầu vitamin A (giúp duy trì hoạt động các cơ, hỗ trợ thị lực) và 4.443 μg beta-carotene (ngừa ung thư, cân bằng đường huyết). Ngoài ra xà lách còn chứa đồng và sắt, vô cùng cần thiết trong quá trình sản xuất hồng cầu nên cũng rất tốt cho những người bị thiếu máu.
Không chứa Cholesterol hoặc chất béo
Cũng tương tự như phần lớn các loại rau, rau xà lách không chứa cholesterol, chất béo bão hòa và cả không bão hòa. Trên thực tế, ăn rau xà lách còn có tác dụng làm đầy bao tử, khiến người ăn không có cảm giác đói. Thế nên ăn rau xà lách hàng ngày là một phương pháp giảm cân hữu hiệu giúp những người giảm cân có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng như ý mà không bị những cơn đói hành hạ.
Món ăn giảm cân với rau xà lách
Giảm cân với món rau xà lách trộn nộm ngũ sắc
Nguyên liệu:
300 gr xà lách
1kg trái cây theo mùa bao gồm thăng long, xoài, bơ, dứa, bưởi, táo, mận tím, nho, dâu tây…
50g hạt điều
Sốt mayonnaise, sữa đặc, sốt trộn salad
Cách làm:
Rửa sạch xà lách, trái cây với nước muối loãng, cắt vuông khúc nhỏ vừa ăn.
Trộn sốt mayonnaise cùng sữa đặc với tỉ lệ 1:1 sẽ có được nước sốt tuyệt ngon cho món salad này.
Thêm một chút hạt hạnh nhân và hai thìa sốt trộn salad vào đảo đều để giữ cho trái cây không bị dập nát khi trộn.
Cho ra đĩa và thưởng thức.
Giảm cân với món rau xà lách trộn ngô non
Nguyên liệu:
300 gr xà lách
1 hộp ngô non, 200g cà chua, một củ hành tây, 50g đậu Hà Lan, dầu ôliu, nước cốt chanh bỏ hạt, hạt nêm, tiêu, rau mùi, cải cúc trang trí.
Xà lách rửa sach. Hành tây lột vỏ thái khoanh.
Đậu Hà Lan vò sạch vỏ luộc vừa chín tới.
Đổ ngô ra rổ, để ráo nước. Sau đó cho vào bát trộn đều cùng với đâu Hà Lan và hành tây, xà lách.
Cà chua rửa sạch xay nhuyễn trộn đều với hạt nêm, tiêu, dầu ôliu, nước cốt chanh tạo thành nước xốt rồi rưới lên.
Cuối cùng trang trí cải cúc và rau mùi để món ăn thêm ngon và bắt mắt hơn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 nguyên liệu nên có trong thực đơn salad giảm cân.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.