Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bị đột quỵ nên và không nên ăn, uống gì để nhanh hồi phục?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh đang gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Ở đối tượng người cao tuổi thì tỉ lệ gây tử vong rất cao. Chính vì vậy, chúng ta nên phòng ngừa đột quỵ từ khi còn trẻ tuổi, bằng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, lành mạnh.

Đối với người đã từng bị đột quỵ thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi như thế nào để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khoẻ và phòng tránh nguy cơ tái phát? Cụ thể, người bị đột quỵ nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của người bệnh sau đột quỵ, giúp người bệnh nhanh lấy lại được sức khoẻ và cải thiện được các di chứng của tai biến. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate.

Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Nên cho người bệnh ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp v.v… Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, tránh cho người bệnh ăn quá no.

Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Ảnh minh họa.

Những loại thực phẩm dưới đây rất tốt và cần thiết cho người bệnh đột quỵ, người nhà nên biết để lên một thực đơn phù hợp giúp cho người bệnh nhanh hồi phục.

Các loại cá

Một số loại cá như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích... rất giàu axit béo omega-3, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hạn chế hình thành mảng bám trong lòng mạch. Hơn nữa, cá còn là nguồn thực phẩm giàu chất đạm giúp người bị đột quỵ, tai biến sớm hồi phục.

Rau xanh

Các loại rau có màu xanh đậm như: Rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh,... rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, trong các loại rau này còn chứa Nitrat – chất có tác dụng hỗ trợ giãn các mạch máu, có tác dụng giảm huyết áp, giảm xơ vữa động mạch và tăng cường chức năng của các tế bào lót ở mặt trong mạch máu.

Trái cây

Các loại trái cây như: Bơ, táo, việt quất, họ nhà cam và quả kiwi rất tốt cho người bệnh đột quỵ.

Đặc biệt là trong quả bơ có chứa axit oleic, đây là một chất giúp cho chất xám xử lý thông tin một cách tốt ưu. Vì vậy, nên bổ sung trái bơ vào khẩu phần hàng ngày cho bệnh nhân đang điều trị phục hồi sau tai biến.

Vitamin C trong họ nhà cam là một chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ phục hồi sau khi bị đột quỵ.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là thực phẩm chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón mà một số loại chất xơ còn giúp thúc đẩy giảm cân, giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Các nguồn thực phẩm tốt chứa chất xơ là các loại trái cây tươi, các loại rau, đặc biệt là các loại đậu như: Đậu lăng, đậu bầu dục, đậu Hà lan, đậu xanh, đậu đen… Các loại đậu có chứa nhiều protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhau, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, giúp người bị tai biến nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Những loại nước uống tốt cho người bị đột quỵ

Không nên chọn các loại nước uống có gas, nước ngọt đóng chai cho người đang điều trị phục hồi sau tai biến. Thay vào đó, bạn hãy chọn những loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng từ thiên nhiên như: Nước ép quả lựa, nước ép cà chua, nước ép cà rốt, nước cam... Các loại nước ép này rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, sẽ giúp cho người bị đột quỵ nhanh hồi phục hơn.

Những thực phẩm người bị đột quỵ không nên ăn

Ảnh minh họa.

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ đã liệt kê ở trên nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày, thì người bị tai biến mạch máu não cần tránh ăn những loại thực phẩm sau:

Hạn chế ăn muối

Muối có thể gây tích nước và làm tăng huyết áp cho cơ thể, gây ra nguy cơ tái phát mạnh đối với bệnh đột quỵ. Vì vậy, nên tránh sử dụng nhiều muối trong bữa ăn hằng ngày. Hạn chế cho người bị đột quỵ dùng những thức ăn từ thực phẩm đã chế biến và đóng hộp, các loại thức ăn nhanh.

Tuyệt đối tránh rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích

Những người đang trong quá trình phục hồi sau khi bị đột quỵ nên tuyệt đối tránh các loại chất kích thích điển hình như: bia, rượu, thuốc lá, thức ăn cay nóng, mỡ động vật v.v…, vì đây là những chất làm tăng nguy cơ gây nên tình trạng tai biến mạch máu não và gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khắc phục.

Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo

Mỡ động vật, thịt mỡ các món chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ, các loại sữa đặc, bơ, nội tạng động vật như lòng, dồi… là những thực phẩm mà người đang phục hồi sau đột quỵ không nên sử dụng.

Bởi vì, các loại thực phẩm này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến cho lượng cholesterol - nguyên nhân gây xơ vữa động mạch hàng đầu tăng lên, rất nguy hiểm cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, tai biến.

Hạn chế ăn thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… có chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa, loại chất béo này làm tăng nguy các bệnh về tim mạch, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng xơ vữa. Do đó, nên hạn chế cho người bị tai biến sử dụng các loại thực phẩm này.

Hạn chế thực phẩm có nhiều đường

Bánh ngọt, nước ngọt đóng chai, kẹo… là những loại thực phẩm có chứa nhiều đường, không nên cho người đang điều trị phục hồi sau tai biến sử dụng, để tránh những yếu tố nguy cơ cao gây tái phát đột quỵ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

Xem thêm