Boron có trong thực phẩm nào?
Boron là gì?
Boron là khoáng chất vi lượng mà con người cần với một lượng nhỏ nhưng hỗ trợ nhiều chức năng trong cơ thể. Khoáng chất này không chỉ quan trọng với con người, mà còn cần thiết với động vật và thực vật.
Boron có trong nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật do đóng vai trò là thành phần cấu trúc nên tế bào ở thực vật, hỗ trợ hạt phát triển, sinh trưởng và sự thụ phấn của cây. Khoáng chất này có tính khả dụng sinh học cao, nghĩa là cơ thể dễ dàng hấp thu để đưa vào sử dụng.
Quá trình hấp thu được cho là diễn ra trong đường ruột. Boron chỉ tích trữ trong một số mô trên cơ thể, cụ thể là tóc, móng và xương.
Lợi ích sức khỏe của boron
Giúp xương chắc khỏe
Cung cấp đủ boron hỗ trợ cải thiện mật độ xương, ngăn ngừa mất xương.
Boron có tác động tích cực đến sự hấp thu và kích hoạt vitamin D, calci, magne, hormone estrogen và testosterone.
Tất cả đều đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của xương. Thực tế, một đánh giá đăng trên Journal of Trace Elements in Medicine and Biology năm 2020 xem xét dữ liệu từ hơn 500 người tham gia nghiên cứu, phát hiện ra rằng bổ sung 3mg boron hàng ngày giúp cải thiện sự chắc khỏe của xương.
Ngăn ngừa bệnh tim
Điều này nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ của boron. Một trong những dạng boron phổ biến nhất có trong thực phẩm là calci fructoborate, có liên quan đến mức protein phản ứng C (CRP) thấp hơn trong máu (CRP được sản xuất và tăng nhanh trong máu khi khi xuất hiện tình trạng phá hủy mô tế bào gây phản ứng viêm). Giá trị CRP trong máu có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim.
Tăng cường miễn dịch
Tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của boron cũng giúp cải thiện sức khỏe miễn dịch. Boron không chỉ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư mà còn bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các đột biến gen có thể dẫn đến ung thư.
Những lợi ích này đã được chứng minh đối với bệnh ung thư phổi, máu, tuyến tiền liệt, cùng nhiều bệnh khác. Ngoài ra, boron hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp chống nấm, có lợi trong điều trị nhiễm trùng nấm men.
Cải thiện chức năng khớp
Chế độ ăn uống cung cấp boron giúp giảm đau do viêm khớp một cách tự nhiên.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Biological Trace Element Research năm 2019 cho thấy, hấp thu boron không chỉ giúp kiểm soát cơn đau do viêm khớp mà còn cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt của khớp.
Tăng cường chức năng não
Lợi ích này một phần liên quan đến khả năng hỗ trợ hệ thần kinh trung ương cũng như đặc tính giảm viêm của boron trong cơ thể. Thậm chí, hàm lượng boron thấp còn có liên quan đến sự suy giảm nhận thức.
Cần bao nhiêu boron mỗi ngày?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính một người có thể bổ sung 1-13mg boron mỗi ngày. Việc bổ sung nhiều hơn, khoảng 20mg/ngày mà không có sự tham khảo từ bác sĩ có thể dẫn đến tác dụng phụ, thậm chí gây ngộ độc với các triệu chứng như rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu, tổn thương thận, khó tiêu.
Bạn không nhất thiết phải sử dụng thực phẩm bổ sung vì có nhiều thực phẩm chứa boron như nước ép mận, quả bơ, quả nho, quả đào, táo, lê, các loại đậu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.