Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 cách nấu cháo sai lầm khiến trẻ thiếu chất

Nấu cháo không đúng cách trong một thời gian dài có thể khiến trẻ không tăng cân dù ăn đủ bữa, hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin, thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.

Nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân thì mẹ nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa nhé.

Sau đây là một số sai lầm mẹ nên tránh khi nấu cháo cho con.

1. Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.

2. Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ

Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia giảm có hương vị quá nồng. Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non yếu của bé.

3. Chỉ dùng nước hầm xương nấu cháo

Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các bà mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này. Vậy như, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân.

Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

4. Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản.

Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.

5. Không cho dầu ăn vào cháo

khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.

Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến con bị đau bụng là suy nghĩ sai lầm bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.

Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Theo Kyna tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm