Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 thực phẩm tăng chất xám cho thai nhi từ trong bụng mẹ

Để tăng cường chất xám của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, không có cách nào lý tưởng hơn là mẹ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất.

Não của thai nhi bắt đầu hình thành chỉ 3 tuần sau khi thụ thai và những thực phẩm mẹ ăn mỗi ngày sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bộ phận này.

Não của bé trải qua những thay đổi chóng mặt giữa tuần 24 và 40 thai kỳ, đặc biệt là ở tuần 34. Vì vậy mẹ bầu cần ăn đa dạng các loại dưỡng chất và dưới đây là những thực phẩm khá phổ biến và tốt nhất cho não em bé phát triển thông minh được chuyên gia khoa sản tại Anh Victoria Wells khuyên bà bầu nên ăn.

Chế độ ăn uống của mẹ rất có lợi cho sự phát triển não bộ thai nhi. (Ảnh minh họa)

Cá mòi – giàu DHA

Cá mòi nói riêng cúng như những loại cá béo khác nói chung là nguồn thực phẩm giàu axit docosahexaenoic (DHA), rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Loại cá này cũng ít có khả năng bị nhiễm thủy ngân hơn so với các loại cá khác và cũng rất giàu vitamin D.

Mẹ cần: Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung từ 300-400gram cá mỗi tuần, mẹ có thể chế biến thành các món rán, nướng, hấp sẽ rất ngon miệng.

Đậu lăng – giàu sắt

Sắt rất quan trọng trong thai kỳ, ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóa chất trong não và hình thành myelin, giúp não ghi nhớ tốt. Bổ sung không đủ sắt cho thai nhi có thể dẫn đến hệ thần kinh của bé bị suy yếu.

Mẹ cần: Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần 14,8mg sắt mỗi ngày trong thời gian đầu mang thai. Một khẩu phần ăn có đậu lăng chứa khoảng 6,6mg. Mẹ nên kết hợp đậu lăng với vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tối đa.

Sữa chua – giàu i-ốt

Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo rằng nếu thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng. Tất cả các loại sữa chua là thực phẩm hàng đầu giàu i-ốt, protein giúp ngăn ngừa trẻ bị nhẹ cân từ trong bào thai.

Mẹ cần: Bà bầu được khuyến khích nên hấp thụ đủ 140mcg i-ốt một ngày. Một hũ sữa chua 150g chứa khoảng 50-100mcg i-ốt, thêm chút mật ong, các loại hạt trong bữa ăn hàng ngày là mẹ đã hấp thụ đủ lượng i-ốt cần rồi.

Rau bina – giàu folate

Thai nhi đòi hỏi được cung cấp lượng folate đầy đủ để sản xuất DNA mới và điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào và rau bina là một lựa chọn hoàn hảo. Loại rau này cũng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các mô não của thai nhi khỏi bị tổn thương.

Mẹ cần: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày và đừng quên bổ sung rau bina trong các bữa ăn hàng tuần cùng với những thực phẩm giàu folate khác.

Trứng – giàu choline

Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, trứng cũng được coi là siêu thực phẩm giàu choline, cần thiết cho việc phát triển bộ nhớ và khả năng học hỏi, ghi nhớ của trẻ.

Mẹ cần: Chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày. Một quả trứng luộc chín chứa khoảng 113mg. Mẹ nên ăn trứng kèm rau bina, các loại hạt sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.

Các loại hạt – giàu selen

Sự thiếu hụt selen trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi và các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân… là nguồn thực phầu dồi dào selen và giàu chất béo không bão hòa đơn.

Mẹ cần: Bà bầu cần bổ sung 60mcg selen mỗi ngày. Mẹ nên chế biến khẩu phần ăn gồm các loại hạt, chút giấm, tỏi, dầu ô liu, chanh… và trải đều trên bông cải xanh, sẽ rất hấp dẫn.

Đậu phộng – giàu vitamin E

Lạc là đồ ăn vặt tuyệt vời trong quá trình mang thai bởi thực phẩm này rất giàu protein, niacin, chất béo không bão hòa đơn và folate. Ngoài ra, đậu phộng còn giàu vitamin E, giúp hỗ trợ DHA, bảo vệ màng tế bào não. Lạc rang không muối tự nhiên sẽ giúp giữ lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời.

Mẹ cần: Bà bầu cần 3mg vitamin E mỗi ngày và đậu phộng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Hạt bí – giàu kẽm

Hạt bí là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, rất quan trọng trong việc xây dựng các cấu trúc tế bào não bộ cũng như kích hoạt các khu vực xử lý thông tin trong não. Kẽm tập trung ở lớp mỏng tiếp giáp với vỏ hạt bí nên mẹ cần bóc vỏ nhẹ nhàng.

Mẹ cần: Bà bầu cần 7mg kẽm mỗi ngày trong thời gian mang thai để tốt nhất cho não thai nhi. Mẹ nên trộn hạt bí với các món salad sẽ dễ thưởng thức hơn.

Khoai lang – giàu beta-carotene

Beta-carotene khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A, rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của bé.

Mẹ cần: 700mcg beta-carotene mỗi ngày là đủ và chị em nên ăn đều đặn 1-2 củ khoai ngọt mỗi ngày. Khoai lang có màu cam là chứa nhiều beta-carotene nhất.

Quả bơ – giàu axit béo không bão hòa đơn

Axit béo không bão hòa đơn chiếm khoảng 60% trong sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong quả bơ có chứa lượng axit oleic giúp hình thành và duy trì myelin, một lớp phủ bảo vệ quanh dây thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương.

Mẹ cần: Thai phụ cần 25-35% lượng calo hàng ngày có chứa chất béo không bão hòa đơn. Một ly sinh tố bơ hoặc trộn bơ vào các món salad hàng ngày là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng.

Theo Khoef / Eva / Khám phá
Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm