Kết quả của những nghiên cứu gần đây về vitamin có thể làm bạn bất ngờ. Vitamin bạn nghĩ là tốt thậm chí lại có thể dẫn đến chết người. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn quyết định được nên bổ sung loại vitamin nào và nên tránh loại vitamin nào.
Có một vài người cho rằng chỉ cần uống vitamin là đủ để bù lấp cho việc thiếu vitamin mà không cần bổ sung từ bữa ăn. Nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại.
Một nghiên cứu gần đây trên những người, thường xuyên uống vitamin, đặc biệt là phụ nữ, cho thấy họ có tỷ lệ tử vong cao hơn là những người khác. Nghiên cứu cũng cho thấy vitamin có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim, và có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Dưới đây là danh sách các loại vitamin bạn nên uống và nên tránh.
Vitamin A, C và E: Chất chống ôxy hóa nhưng cũng có thể gây ung thư nếu uống quá liều
Vitamin A, C và E được biết đến như những chất chống ôxy hóa. Những loại vitamin này được dùng khá phổ biến để ngăn chặn ung thư. Nhưng nghiên cứu lại cho thấy, nếu những chất chống oxy hóa này được uống với liều lượng lớn, chúng có thể gây hại cho cơ thể. Một nghiên cứu trên nam giới hút thuốc, và thường xuyên uống vitamin A cho thấy họ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn là những người không uống vitamin.
Bởi vậy, lời khuyên là hãy ăn hoa quả và trái cây tươi chứa đầy chất chống oxy hóa là đủ.
Vitamin B3: có thể gây nhiễm trùng, các vấn đề về gan hoặc chảy máu trong
Một loại vitamin khác được liệt vào danh sách “vitamin-không-tốt” là vitamin B3. Vitamin B3 được coi là có ảnh hưởng bất lợi đối với những người bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc cholesterol cao. Loại vitamin này thường được kê để ngăn chặn LDL (một loại cholesterol có hại) bằng cách giảm LDL và tăng HDL (loại cholesterol tốt). Vitamin B3 cũng thường được kê cho bệnh nhân có tiền sử đột quỵ tim mạch.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng, bệnh nhân thường xuyên uống vitamin B3 có nguy cơ bị nhiễm trùng, mắc các bệnh gan và chảy máu trong cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niacin (vitamin B3) không đóng vai trò gì trong việc dự phòng bệnh tim mạch, thay vào đó, lại có tác dụng phụ rất khủng khiếp. Nghiên cứu còn khuyến cáo rằng, vitamin B3 không nên được kê cho bệnh nhân uống nữa.
Thay vào đó, hãy ăn nhiều cá, như cá hồi, cá ngừ hoặc củ cải đường, những loại thực phẩm giàu niacin (vitamin B3) bậc nhất.
Vitamin C: không giúp bạn hồi phục sau cảm lạnh
Chúng ta thường thấy vitamin C được bổ sung để chữa cảm lạnh hoặc sốt. Nhưng vitamin C có thật sự giúp bạn hồi phục?
Hiện nay, các bác sỹ thường không kê thuốc nếu bạn hoặc trẻ nhỏ bị cảm lạnh. Bời vì cảm lạnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Ăn nhiều trái cây thuộc họ cam quýt như cam, dâu, quýt sẽ hiệu quả hơn.
Vitamin C không có tác dụng trong việc chữa cảm lạnh, mà ngược lại, nếu bạn uống quá liều, bạn sẽ dễ gặp rắc rối hơn. Vitamin C chỉ an toàn nếu bạn dùng với liều lượng được khuyến nghị. Nếu bạn uống nhiều hơn 2.000mg một ngày, bạn sẽ có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn.
Đây là loại vitamin mà mọi người nên uống, đặc biệt là khi bạn đã cao tuổi. Việc lấy vitamin D từ những nguồn thức ăn tự nhiên là rất khó. Bởi vậy, nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu đến từ việc uống bổ sung vitamin D. Ánh nắng mặt trời có thể cung cấp một lượng nhỏ vitamin D cho cơ thể, nhưng như vậy chưa đủ với nhu cầu của cơ thể.
Vitamin D bổ sung canxi cho cơ thể để có một bộ xương vững chắc và khỏe mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên uống vitamin D có xu hướng sống lâu hơn và giảm các nguy cơ với các vấn đề sức khỏe.
Vitamin E: có thể làm tăng nguy cơ của một số loại ung thư
Cũng là một chất chống oxy hóa, vitamin E được tin rằng có khả năng phòng chống ung thư.
Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra một kết quả khác. Nghiên cứu tiến hành trên 36.000 nam giới uống vitamin E và thấy rằng họ có nguy cơ cao bị ung thư tiền liệt tuyến. Trên thực tế, những người uống vitamin E quá liều có thể tăng nguy cơ tử vong. Kết quả này là khiến các bác sỹ sẽ cân nhắc khi kê đơn vitamin E.
Khuyến nghị được đưa ra là nên ăn các loại rau có lá xanh đậm như rau cải để bổ sung vitamin E. Và các loại giá làm từ đỗ đặc biệt giàu vitamin E bạn nhé.
Axit folic: khuyến nghị cho phụ nữ có thai
Axit folic thường liên quan đến các vấn đề trong thai kỳ. Uống khoảng 400 microgam axit folic một ngày là đủ cho cả bà mẹ và thai nhi trong bụng. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh axit folic có thể làm giảm tỷ lệ bị khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, như khuyết tật về ống thần kinh, khuyết tật não, xương sống…
Các bác sỹ cũng khuyên nên bổ sung axit folic cho những người đang muốn có thai vì đó là một sự chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ trong tương lai của bạn.
Vitamin tổng hợp: cân nhắc và tránh lạm dụng, bạn có thể có đủ lượng vitamin từ thức ăn hàng ngày
Trong nhiều năm, vitamin tổng hợp được cho là nguồn tuyệt vời để cung cấp vitamin cho cơ thể. Bởi vitamin tổng hợp đa số bao gồm vitamin A, B và C. Nhưng năm 2012, một nghiên cứu tiến hành trên 39.000 phụ nữ thường xuyên uống vitamin tổng hợp trong khoảng 25 năm cho thấy không có những bằng chứng xác thực về hiệu quả trên giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật.
Đó là lý do vì sao các bác sỹ luôn khuyên bệnh nhân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Bữa ăn lành mạnh của bạn sẽ cung cấp các loại vitamin thiết yếu cho nhu cầu cả ngày của bạn.
Kẽm: nguồn chất khoáng tốt cho cơ thể
Kẽm là một nguồn chất khoáng tốt, kẽm cũng được chứng minh sẽ cải thiện tình trạng cảm lạnh. Một nghiên cứu tiến hành trên 1.300 người cho thấy, bổ sung kẽm bằng siro kẽm hoặc viên uống hoặc thậm chí viên ngậm kẽm cũng có kết quả tích cực trong việc điều trị cảm lạnh thông thường.
Kẽm cũng có tác dụng tích cực lên sức khỏe trẻ em, vị thành niên và cả người trưởng thành, người cao tuổi. Kẽm là một thành phần thiết yếu của hơn 300 enzym giúp chóng lành vết thương, duy trì khả năng sinh sản ở người lớn, bảo vệ chống lại các gốc tự do, thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em, tăng khả năng miễn dịch, tổng hợp protein, giữ gìn thị lực tốt và giúp cho sự tái tạo tế bào.
Bạn hãy cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định được nên bổ sung loại vitamin nào và nên tránh loại vitamin nào. Khi còn băn khoăn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ của bạn nhé.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.