Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về vitamin E

Bạn có thể thoa vitamin E lên da hoặc uống vitamin E dưới dạng viên nang. Được ca ngợi là một chất chống oxy hóa, vitamin E có rất nhiều tác dụng với cơ thể, ví dụ như giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp vững chắc các mạch máu. Viện Y học ứng dụng Việt Nam gửi đến bạn những thông tin về tác dụng thật sự của vitamin E.

Những điều cần biết về vitamin E

Có những lời khẳng định rằng vitamin E, một chất chống oxy hóa, có thể chống lại rất nhiều tình trạng bệnh, bao gồm bệnh Alzheimer, giảm các vấn đề liên quan đến thị lực do lão hóa, giảm nếp nhăn và thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, lợi ích thực sự của vitamin E trong việc chống lại các gốc tự dochống oxy hóa vẫn còn cần được làm rõ thêm.

Các gốc tự do và chất chống oxy hóa

Các gốc tự do trong cơ thể là các phân tử oxy đã bị mất đi một electron và làm chúng trở nên không cân bằng. Phân tử không cân bằng này sẽ tương tác với các tế bào trong cơ thể và gây ra các tổn thương. Như hiệu ứng trái tuyết lăn, các tế bào có thể bị phá hủy và bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Các gốc tự do có thể được cơ thể tạo ra trong quá trình lão hóa, gốc tự do cũng có thể là do tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài, như:

  • Hút thuốc lá
  • Khí ozone
  • Ô nhiễm không khí
  • Chất phóng xạ

Các chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do bằng cách sẽ bù lại electron bị thiếu, và do đó, chúng sẽ trở lại trạng thái cân bằng. Các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm và cũng được tạo ra trong cơ thể bằng việc sử dụng vitamin và chất khoáng từ thực phẩm.

Bạn cần bao nhiêu vitamin E?

Trừ khi chế độ ăn của bạn rất ít chất béo, nếu không, nhiều khả năng là bạn đã nạp đủ vitamin E rồi. Nhưng hút thuốc, ô nhiễm không khí và thậm chí là phơi nhiễm với các tia cực tím có hại từ ánh nắng mặt trời có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ của cơ thể.

Theo Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, thanh thiếu niên và người trưởng thành nên nạp khoảng 15mg vitamin E/ngày. Phụ nữ mang thai cũng nên nạp một lượng tương tự vitamin E và phụ nữ cho con bú nên nạp khoảng 19mg vitamin E/ngày.

Với trẻ em, liều khuyến nghị là 4-5mg vitamin E/ngày cho trẻ sơ sinh, 6mg/ngày cho trẻ 1-3 tuổi , 7mg/ngày với trẻ 4-8 tuổi và 11mg/ngày cho trẻ 9-13 tuổi.

Bạn không cần các viên nang hoặc các loại dầu để có đủ vitamin E. Rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là ngũ cốc và nước ép, được bổ sung thêm vitamin E. Vitamin E cũng được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
  • Dầu thực vật, đặc biệt là dầu hướng dương, dầu mầm lúa mỳ và dầu từ cây rum.
  • Các loại hạt
  • Quả bơ và các loại chất béo khác.

Khám phá những hiểu lầm về vitamin E

Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa ở người trên 55 tuổi. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Mắt quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, sử dụng liều cao các chất chống oxy hóa và kẽm có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng khoảng 25%.

Bảo vệ tim

Nhiều người tin rằng, vitamin E liều cao sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhưng một nghiên cứu theo dõi 14.000 nam giới Mỹ trong 8 năm chỉ ra rằng, không có lợi ích gì cho hệ tim mạch khi uống bổ sung thực phẩm chức năng có vitamin E cả. Trên thực tế, nghiên cứu này đã xác định rằng, vitamin E có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.

Ung thư

Một nghiên cứu khác theo dõi 35.000 nam giới trong 5 năm cho thấy, sử dụng thực phẩm chức năng có vitamin E không có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc bất cứ loại ung thư nào. Một nghiên cứu theo dõi vào năm 2011 cũng chỉ ra rằng, các đối tượng nghiên cứu thường xuyên uống vitamin E thật ra lại có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn 17%.

Làm liền da

Vitamin E được quảng cáo rộng rãi như một chất có thể làm mau liền da và làm giảm sẹo. Trong khi có rất ít nghiên cứu ủng hộ kết luận này, thì đa số các nghiên cứu còn lại chỉ ra rằng vitamin E không có tác dụng làm da liền nhanh hơn.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, thoa vitamin E lên da thậm chí còn làm tình trạng sẹo nghiêm trọng hơn hoặc đơn thuần là chẳng có tác dụng gì cả.

Nghịch lý về vitamin E

Vội vàng bổ sung vào chế độ ăn của bạn các chất chống oxy hóa, bao gồm cả vitamin E, không phải là cách tốt nhất. Một số chuyên gia còn cảnh báo rằng, sử dụng các chất chống oxy hóa liều cao không có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị thực sự, trừ khi bạn bị thiếu hụt các loại chất này.

Vào tháng 3 năm 2005, các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu y học Johns Hopkins đã xuất bản một bài báo trên Annals of Internal Medicine, khẳng định rằng vitamin E liều cao có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do tất cả các loại nguyên nhân. Kết quả này của họ dựa trên việc tổng kết 19 thử nghiệm lâm sàng, đã đi ngược lại với hầu hết các nghiên cứu từ trước đến giờ về vitamin E. Tuy nhiên, kết quả này rất ít bằng chứng khoa học để chứng minh.

Vậy, bạn có nên bổ sung vitamin E hay không? Vitamin E có vẻ như không có ảnh hưởng tích cực lên da và sẽ đem lại nguy cơ gây mẩn đỏ da rất lớn. Uống vitamin E với liều khuyến nghị, được coi là khá an toàn. Quá liều hoặc uống vitamin E liều cao không được các bác sỹ khuyến cáo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về các loại vitamin tan trong dầu: Kỳ 2: Vitamin E và Vitamin K

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -Tham khảo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm