Tìm hiểu tầm quan trọng của kẽm đối với sức khoẻ phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi 30.
Một báo cáo khoa học được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ (National Institute of Health), đăng trên tạp chí Dinh dưỡng (Nutrients) năm 2020, đã dựa trên 36 nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát về nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, trước và sau mãn kinh, cho biết, kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Kẽm rất quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển của tế bào, giải phóng hormone, đáp ứng miễn dịch và sức khoẻ sinh sản.
Bác sĩ sản phụ khoa Sonam Simpatwar người Ấn Độ cho biết, "kẽm quan trọng để duy trì trạng thái tối ưu, sức khoẻ trong suốt cuộc đời người phụ nữ và vai trò của kẽm càng tăng lên khi ở độ tuổi 30".
Kẽm là khoáng chất thiết yếu góp phần vào nhiều quá trình sinh lý, gồm:
Chức năng miễn dịch
BS. Simpatwar cho biết, kẽm hỗ trợ hệ miễn dịch giúp đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Phụ nữ ở độ tuổi 30 thường cáng đáng nhiều vai trò từ chăm sóc gia đình, con cái, công việc. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược, kéo theo hệ miễn dịch suy yếu. Kẽm trở nên quan trọng hơn trong thời gian này để duy trì hệ miễn dịch của phụ nữ.
Cân bằng nội tiết tố
Theo BS. Simpatwar, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự sản sinh progesterone. Progesterone là một loại hormone thiết yếu để kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS) và cũng giúp ngăn ngừa chuột rút do kinh nguyệt. Ăn thực phẩm giàu kẽm có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho những phụ nữ gặp phải các triệu chứng PMS.
Sức khoẻ sinh sản
Kẽm là khoáng chất thiếu yếu với sự khoẻ mạnh của thai nhi.
Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần bổ sung kẽm. BS. Simpatwar cho biết, kẽm hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh nhẹ cân, sinh non và dị tật bẩm sinh. Do đó, bổ sung đủ kẽm trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Qua khảo sát, báo cáo khoa học trên cũng cho rằng, bổ sung kẽm có thể có tác động tích cực đối với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome - PCOS), lạc nội mạc tử cung, thậm chí là đau bụng kinh.
Da khoẻ đẹp
Lão hoá là một trong những vấn đề phổ biến của phụ nữ độ tuổi 30. Theo BS. Simpatwar, kẽm góp phần tái tạo tế bào da và cũng giúp thúc đẩy sản sinh collagen, góp phần cho làn da khoẻ mạnh và rạng rỡ.
Điều chỉnh tâm trạng
Kẽm cũng góp phần vào sức khoẻ tinh thần, BS. Simpatwar cho biết, kẽm giúp điều chỉnh tâm trạng và cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Ai dễ thiếu kẽm và cách bổ sung kẽm
Tình trạng thiếu kẽm có thể dẫn đến những triệu chứng như rụng tóc, tiêu chảy, vết thương chậm lành và làm giảm khả năng miễn dịch. Phụ nữ ở độ tuổi 30, phụ nữ mang thai, người ăn chay hoặc người có một số vấn đề sức khoẻ nhất định thường có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn.
Kết hợp ăn thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn uống có thể dễ dàng ngăn ngừa tình trạng thiếu kẽm và đảm bảo sức khỏe tối ưu. Thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bò, thịt lợn, ức gà, hải sản (như hàu, cua, tôm), người ăn chay có thể chọn các loại thực phẩm nhiều kẽm như hạt bí ngô, đậu lăng, đậu gà, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt. BS. Simpatwar cho biết thêm, với những phụ nữ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống, thì có thể tham khảo dùng thêm sản phẩm thực phẩm bổ sung.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 loại thực phẩm giàu kẽm tốt cho người cao tuổi.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.